Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 có đáp án

ĐỀ SỐ 1:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN

 

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019, LẦN 1

Bài thi: KHXH; môn: Lịch sử

(Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề)

 

 

Họ, tên thí sinh:................................................................Số báo danh……………..

 

Câu 1: Nguyên nhân nào quyết định dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế (7/1885)?

A. Quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.

B. Không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.

C. Công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.

D. Chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.

Câu 2: Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

A. Khẳng định đây là tổ chức quốc tế lớn nhất được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Thể hiện đây là một tổ chức có vai trò trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.

Câu 3: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

A. Việt Bắc thu – đông năm 1947.                 

B. Thượng Lào năm 1954.

C. Biên giới thu – đông năm 1950.                

D. Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 4: Đặc điểm mang tính khách quan nào đưa giai cấp công nhân lên nắm vai trò lãnh đạo cách mạng?

A. Sống tập trung ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.

B. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

C. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.

D. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao.

Câu 5: Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực

A. nông nghiệp.                                                   

B. công nghiệp.      

C. thương nghiệp.                                            

D. thủ công nghiệp.

Câu 6: Sự kiện ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân Mĩ trong nữa sau thế kỉ XX là

A. sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường Irắc.

B. vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Trung tâm Thương mại Thế giới.

C. sự thất bại, di chứng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 7: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng  tháng Tám năm 1945?

A. Chủ trương dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. Cũng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc trong mặt trận Việt Minh.

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.

Câu 8: Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925?

A. Người nhà quê.                                      

B. Dân chúng.                      

C. Tiền phong.                                          

D. Tin tức.

Câu 9: Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi vào năm 1945 nhưng ở các nước Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập, còn các quốc gia khác không giành được thắng lợi hoặc giành thắng lợi ở mức độ thấp, vì

A. các nước không đi theo con đường cách mạng vô sản.

B. không biết tin Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.

C. quân Đồng minh do Mĩ điều khiển ngăn cản.

D. không có đường lối đấu tranh rõ ràng, hoặc chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

Câu 10: Mục đích của thực dân Pháp khi dựng lên “vụ Đuy- puy” (1872) ở Bắc Kì nhằm

A. ép triều đình cho thương nhân người Pháp được tự do đi lại, buôn bán.

B. gây mất đoàn kết nội bộ trong nhân dân để chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

C. gây rối trật tự, sau đó lấy cớ giúp triều đình Huế ra Bắc dẹp loạn rồi xâm lược.

D. phản đối chính sách của triều đình Huế nhờ nhà Thanh đưa quân sang giúp đỡ.

 

ĐỀ SỐ 2: 

 

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN

LIÊN TRƯỜNG THPT

 

(Đề thi có 04 trang)

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 – NĂM 2019

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

 

Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh: .....................     

Câu 1: Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ… trong nội dung sau đây:

“Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về…(1) mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng…(2) phân tán lực lượng trên những địa bàn…(3) mà chúng không thể bỏ”. (SGK Lịch sử lớp 12- trang 147)

A. 1- lực lượng, 2- chủ động, 3- quan trọng.                        

B. 1- chiến lược,  2- chủ động, 3- quan trọng .

C. 1- chiến lược, 2- phải, 3- lợi hại.                            

D. 1- chiến lược, 2- bị động, 3- xung yếu.

Câu 2: Ý nào sau đây là biểu hiện “di chứng” của cuộc chiến tranh lạnh?

A. Nền kinh tế của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.

B. Các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. Mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ, Liên Xô đứng đầu  tiếp tục phát triển.

D. Mâu thuẫn giữa Mĩ - Liên Xô tiếp tục phát triển dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại kéo dài.

Câu 3: Sau khi đảo chính Pháp (9-3-1945), Nhật tuyên bố

A. “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”.

B. cướp đất của nông dân, bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay.

C. đưa Bảo Đại lên làm “Quốc trưởng.”

D. đàn áp dã man những người cách mạng.

Câu 4: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994 đến năm 2000 là

A. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới.

B. mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

C. ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

D. mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩlatinh.

Câu 5: Điểm then chốt của kế hoạch Nava là

A. lập hành lang Đông - Tây để bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

B. xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

C. giành thắng lợi quân sự để kết thúc chiến tranh trong danh dự.

D. tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

Câu 6: Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?

A. Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.              

B. Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.

C. Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính.               

D. Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.

Câu 7: Đầu thế kỷ XX, tổ chức ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác trên lĩnh vực nào?

A. Văn hóa.                   B. Quân sự.                                C. Kinh tế.                      D. Chính trị.

Câu 8: Vì sao nói cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 là bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Cuộc đấu tranh có sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, có sự phối hợp giữa các địa phương, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.    

B. Mục tiêu cuộc đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi về kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm mà còn đòi các quyền tự do, dân chủ.

C. Cuộc đấu tranh đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi.  

D. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân trong nước mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

Câu 9: Để đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, việc đầu tiên Đảng ta thực hiện sau cách mạng tháng Tám 1945 là

A. giải quyết khó khăn về tài chính.              B. xây dựng chính quyền cách mạng.

C. chống  ngoại xâm và nội phản.                  D. giải quyết nạn đói, nạn dốt.

Câu 10: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 thể hiện ở

A. đường lối, nhiệm vụ cách mạng.               B. nhiệm vụ, lực lượng cách mạng.

C. Mục tiêu và hình thức đấu tranh.              D. lực lượng tham gia và giai cấp lãnh đạo .

Câu 11: Sự kiện nào thể hiện "Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam."?

A. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6 -1919).

B. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son  tại cảng Sài Gòn (8 -1925).

C. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu (6 -1924).

Câu 12: Việc Trung Quốc, Liên Xô, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương từ năm 1950 đã

A. làm cho cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.

B. gây nhiều khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

C. tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

D. phá được thế bao vây Việt Bắc của Pháp trong kế hoạch  Rơve.

Câu 13: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giữa giai cấp tư sản, tiểu tư sản với đế quốc Pháp và tay sai.

B. giữa  giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.

C. giữa  giai cấp công nhân với đế quốc Pháp và tay sai.

D. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

Câu 14: Cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong phong trào 1936-1939 mở đầu bằng

A. phong trào “đón rước” Gôđa.                     B. cuộc đấu tranh nghị trường.

C. phong trào Đông Dương đại hội.               D. cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội).

Câu 15: Theo quyết định của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Liên Xô.                                                          B. Anh.

C. các nước phương Tây.                                D. Mĩ.

 

ĐỀ SỐ 3:

SỞ GD VÀ ĐT HÀ TĨNH

Trường THPT Phan Đình Phùng

 

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 – NĂM 2019

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh: .....................   

Câu 1. Cơ quan nào của Liên Hợp Quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Hội đồng Quản thác.

B. Đại hội đồng.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Ban Thư kí. 

Câu 2. Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập có tên gọi là

A. Việt Nam giải phóng quân

B. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

C. Việt Nam cứu quốc quân. 

D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu 3. Trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, đâu là nơi được Nava tập trung quân mạnh nhất từ thu - đông 1953?

A. Thượng Lào.

B. Tây Bắc.

C. Đồng bằng Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ. 

Câu 4. Hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã làm cho phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn?

A. Thực hiện chủ trương “ Vô sản hóa”. 

B. Mở các lớp huấn luyện đào tào cán bộ.

C. Xuất bản báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh.

D. Xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở khắp cả nước. 

Câu 5. Vì sao tháng 3 - 1946 Trung ương Đảng, Chính phủ chủ trương chuyển từ nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc sang hòa hoãn với Pháp?

A. Pháp - Trung Hoa Dân quốc kí hiệp ước Trùng Khánh.

B. Pháp - Trung Hoa Dân Quốc xung đột quân sự ở miền Bắc Việt Nam.

C. Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân quốc.

D. Pháp -Trung Hoa Dân quốc tranh chấp Việt Nam.

Câu 6. Mục đích của Đảng, Chính phủ khi kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” là 

A. nhằm hỗ trợ tăng gia sản xuất.

B. để giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.

C. nhằm hỗ trợ cho phong trào xóa nạn mù chữ.

D. để giải quyết căn bản nạn đói. 

Câu 7. Giai cấp nào ở Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp tiểu tư sản. 

Câu 8. Trong giai đoạn 1991 - 2000 ở Tây Âu, những nước nào đã trở thành đối trọng với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng?

A. Anh, Pháp.

B. Pháp, Đức.

C. Anh, Hà Lan.

D. Đức, Anh. 

Câu 9. Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng (tháng 3-1921) bao gồm các lĩnh vực

A. nông nghiệp, giao thông, thương nghiệp và tiền tệ. 

B. thương nghiệp, tiền tệ, nông nghiệp và giao thông.

C. công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và văn hóa.

D. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ. 

Câu 10. Những ngành kinh tế được Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) ở nước ta là

A. giao thông vận tải và tài chính.

B. công nghiệp nhẹ và khai mỏ.

C. nông nghiệp và khai mỏ.

D. ngoại thương và nông nghiệp.

Câu 11. Sự kiện nào mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo của Trái Đất (1957). 

B. Mĩ đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng (1969).

C. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961).

D. Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian (1992) 

Câu 12. Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (12.1950) vì lý do chủ yếu nào dưới đây? 

A. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Đông Dương.

B. Giúp Pháp kéo dài cuộc chiến ở Đông Dương.

C. Muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

D. Tăng cường sức mạnh cho mình ở Đông Dương. 

Câu 13. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất cả nước là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Huế.

B. Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Nam.

C. Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì 

A. thực dân Pháp trở lại xâm lược.

B. thực dân Hà Lan và Mĩ trở lại xâm lược.

C. thực dân Âu - Mĩ quay lại xâm lược.

D. quân phiệt Nhật trở lại xâm lược. 

Câu 15. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền nào của nhân dân ba nước Đông Dương?

A. Ngừng bắn, lập lại hòa bình.

B. Được hưởng độc lập, tự do.

C. Tổ chức tổng tuyển cử tự do.

D. Các quyền dân tộc cơ bản. 

Câu 16. Chiến tranh lạnh đã kết thúc từ tháng 12/1989 nhưng một trong những hậu quả của nó vẫn còn để lại đến ngày nay là

A. NATO mở rộng phạm vi ảnh hưởng về phía đông.

B. tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên. 

C. sự tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông.

D. sự khác biệt về chính trị giữa Đông Âu và Tây Âu. 

Câu 17. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 là do

A. tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.

B. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt. 

C. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

D. mặt trận Nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. 

Câu 18. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội với mục tiêu 

A. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

B. đẩy mạnh công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. 

C. phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

D. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Câu 19. Chiến dịch phản công giành thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp là 

A. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

B. chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.

C. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

D. chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952. 

Câu 20. Tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, được bí mật gửi về nước là 

A. tập hợp bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu.

B. tác phẩm về chủ nghĩa Mác - Lê nin để chuẩn bị mạng về nước.

C. tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc về lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

D. tác phẩm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc. 

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 có đáp án, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?