Đề thi thử THPT QG môn Hóa - Chuẩn cấu trúc bộ GDĐT năm 2019

ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC

Môn thi: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:.......................................................................

Số báo danh:............................................................................

Câu 1. Chất nào sau đây không phản ứng với  (xúc tác Ni, nhiệt độ )?

   A. Vinyl axetat.                B. Triolein.                        C. Tripanmitin.                  D. Glucozo.

Câu 2. Công thức đơn giản nhất của một hidrocabon là CnH2n+ 1. Hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

   A. Ankan.                         B. Ankin.                          C. Ankadien.                    D. Anken.

Câu 3. Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng với kim loại Fe?

   A. HCl, CaCl2           B. CuSO4, ZnCl2       C. CuSO4, HCl            D. MgCl2, FeCl3   

Câu 4. Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

   A. Cu.                               B. Al.                                C. Fe.                                D. Ag.

Câu 5. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

   A.  NH3, SO2, CO, Cl2                                               B.    N2, NO2, CO2, CH4, H2

   C.  NH3, O2, N2, CH4, H2                                         D.  N2, Cl2, O2, CO2, H2

Câu 6. Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ Trái Đất  nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt,… Tác nhân chủ yếu gây “Hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất  nào sau đây?

   A. Ozon.                           B. Nito.                             C. Oxi.                              D. Cacbon dioxit.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2 , thu được 1,12 lít N2,  8,96 lít CO2  (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

   A.  C3H9N                     B. C4H11N                     C. C4H9N                      D. C3H7N   

Câu 8. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là

   A. Xuất hiện màu xanh.    B. Xuất hiện màu tím.       C. Có kết tủa màu trắng.  D. Có  bọt khí thoát ra.

Câu 9. Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

   A. (NH4)2HPO4 và  KNO3                                      B. NH4H2HPO4 và KNO3

   C. (NH4)3PO4  và KNO3                                        D. (NH4)2HPO4  và  NaNO2

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol  O2 , thu được a mol H2O Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là

   A. 8,2.                               B. 6,8.                               C. 8,4.                               D. 9,8.

Câu 11. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

   A. 2.                                  B. 4.                                  C. 3.                                  D. 1.

Câu 12. Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

   A.  CH2=CH-COOH   B.    CH3COOH           C. HCC-COOH         D. CH3-CH2-COOH 

Câu 13. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

   A. Fe2O3                         B. FeO                             C. Fe(OH)3                     D. Fe3O4 

Câu 14. Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozo?

   A. Tơ nitron.                     B. Tơ visco.                       C. Tơ nilon-6,6.                D. Tơ capron.

Câu 15. Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng. Chất X là

   A. Tinh bột.                       B. Etyl axetat.                   C. Saccarozo.                    D. Glucozo.

Câu 16. Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?

   A. Màu lục thẫm.              B. Màu vàng.                    C. Màu da cam.                D. Màu đỏ thẫm.

Câu 17. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

   A. Ca2+                          B.  Ag+                            C.  Fe2+                            D.  Fe3+

Câu 18. Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

   A. 1,00.                             B. 0,75.                             C. 0,50.                             D. 1,25.

Câu 19. Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị m là

   A. 193,2.                           B. 200,8.                           C. 211,6.                           D. 183,6.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 , để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?