ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: Ngữ Văn 11
Câu 1 (8,0 điểm) Anh/chị hãy đọc câu chuyện sau:
Tại một thị trấn nhỏ của nước Anh xảy ra một vụ cướp ngân hàng. Tên cướp trong tình thế bị cảnh sát bao vây đã bắt một em bé năm tuổi làm con tin. Hắn yêu cầu phía cảnh sát chuẩn bị cho hắn một khoản tiền lớn cùng một chiếc ô tô để hắn rời khỏi nơi này. Phía cảnh sát cử người đến đàm phán, nhưng tên cướp ngoan cố không chịu đầu hàng và còn có ý định giết con tin. Để bảo vệ cậu bé, cảnh sát nổ súng bắn tỉa và hạ gục tên cướp. Cậu bé vô cùng hoảng sợ khi nghe tiếng súng nổ và khóc thất thanh khi nhìn thấy những vết máu. Các hãng truyền thông ùn ùn kéo đến. Đúng lúc ấy, một người đàn ông chạy lại ôm cậu bé vào lòng và hô to: “Tốt lắm, diễn tập đến đây là kết thúc!”.
Cậu bé nghe vậy liền ngừng khóc và hỏi mẹ có đúng vậy không. Mẹ cậu cố kìm nước mắt và gật đầu. Một viên cảnh sát cũng đến bên xoa đầu cậu bé và mỉm cười: “Cháu diễn tốt lắm, cháu xứng đáng được khen thưởng”. Những ngày sau, giới truyền thông cũng im lặng, không đưa tin về vụ cướp bởi họ cũng hiểu rằng đó là cách tốt nhất để bảo vệ tâm hồn em bé.
Nhiều năm sau, khi cậu bé đã trưởng thành, anh tìm đến gặp và hỏi người đàn ông năm xưa: “Tại sao trong lúc ấy, ông lại hô lên như vậy ạ?”. Người đàn ông cười và trả lời: “Khi tiếng súng vang lên, tôi sợ cậu bé ấy sẽ bị ám ảnh suốt đời vì chuyện đáng sợ như thế này. Dường như chính Thượng đế đã gợi ý cho tôi và thế là tôi thốt lên câu “Diễn tập kết thúc!”. Lúc này, anh bật khóc và ôm chầm lấy ông: “Con chính là đứa trẻ năm xưa đây ạ, con đã nhầm tưởng suốt 30 năm qua, mãi cho tới gần đây, mẹ của con mới nói rõ sự thật cho con biết. Con cảm ơn bác, cảm ơn bác!”.
(Nguồn Internet)
Từ ý nghĩa câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một bài văn với chủ đề: Đừng làm tổn thương trái tim em bé.
Câu 2 (12,0 điểm)
Nhà văn lớn là người có khả năng khám phá, miêu tả tinh tế; đồng thời có thể lí giải sâu sắc thế giới nội tâm con người.
Anh/ chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Bằng những hiểu biết về truyện ngắn “Chí Phèo” và “Đời thừa” của Nam Cao, hãy làm rõ quan điểm của mình.
...........HẾT...........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội theo hướng mở, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, đưa ra ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề.
- Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
a. Ý nghĩa câu chuyện
- Tình huống kịch tính, bất ngờ; cách xử lí tình huống của các nhân vật trong câu chuyện (người đàn ông, viên cảnh sát, giới truyền thông) đầy tính nhân văn.
- Em bé trong câu chuyện đã lớn lên với một nhân cách hoàn thiện, trở thành một người sống có tình nghĩa, hiểu thấu đáo mọi chuyện.
=> Câu chuyện kêu gọi mọi người hãy suy nghĩ và có những hành động đúng đắn khi ứng xử với trẻ thơ: đừng gây nên những vết thương trong tâm hồn thơ dại, hãy biết nâng niu, trân trọng, che chở và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thơ được lớn lên trong tình yêu thương; thức tỉnh mỗi người về một lối sống, một cách nghĩ nhân văn: đừng làm tổn thương trái tim em bé (làm tổn thương: gây nên những nỗi đau cho người khác về cả thể xác lẫn tinh thần).
b. Bàn luận :
- Vì sao “đừng làm tổn thương trái tim em bé”?
- Vì tâm hồn trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên và dễ bị ám ảnh, dễ bị làm tổn thương
- Khi có một tâm hồn lành lặn, trẻ thơ sẽ phát triển và có nhân cách hoàn thiện.
- Biết nâng niu, bảo vệ tâm hồn trẻ thơ là thái độ và hành động nhân văn cần có trong cuộc sống. Nó là thước đo sự phát triển và sự văn minh của một cộng đồng xã hội.
- Làm “tổn thương trái tim em bé” sẽ gây nên những hậu quả khôn lường:
- Khi tâm hồn bị tổn thương, những đứa trẻ sẽ dễ có những năm tháng tuổi thơ không bình thường. Làm cho trẻ thơ bị ám ảnh bởi những điều không tốt là lỗi của người lớn bởi các em có quyền được chăm sóc, nâng niu.
- Khi tâm hồn bị tổn thương, những đứa trẻ lớn lên sẽ dễ gây tổn thương cho người khác bởi đây là một quy luật tâm lý. Tâm hồn bị tổn thương ngay từ khi còn nhỏ sẽ là mầm mống cho sự phát triển lệch lạc về nhân cách khi trưởng thành. Đứa trẻ lớn lên sẽ khó hoàn thiện nhân cách, thậm chí trở thành mối nguy hại cho xã hội.
- Làm tổn thương trái tim em bé sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội, bởi trẻ em là tương lai của đất nước, là mùa xuân của xã hội.
c. Mở rộng, liên hệ :
- Phê phán những thái độ, hành động ngược đãi, làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ. Hiện tượng này đang diễn ra ngày càng phổ biến và nhức nhối.
- Không làm tổn thương trái tim em bé không đồng nghĩa với việc quá bao bọc, che chở trẻ thơ vì như vậy sẽ tạo ra tâm lí ỷ lại, dựa dẫm, khiến trẻ thơ không phát triển một cách vững vàng, tự lập…
- Hiểu, cảm thông với nỗi đau của những tâm hồn trẻ thơ bị tổn thương, từ đó bồi đắp cho mình những tình cảm nhân văn, có nhận thức đúng, thái độ đúng trong cuộc sống.
------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần đề kèm thang điểm đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 11 của trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---