SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNGTRƯỜNG THPT TÂY NAMTỔ HÓA-SINH | KÌ THI TẬP TRUNG HK IIMÔN: SINH HỌC |
I: PHẦN TRẮC NGHIỆM: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT
MÃ ĐỀ 1
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cây hai lá mầm:
A. Thân non có sinh trưởng thứ cấp
B. Thân trưởng thành có sinh trưởng sơ cấp
C. Thân không có sinh trưởng thứ cấp, chỉ có sinh trưởng sơ cấp
D. Thân non có sinh trưởng sơ cấp, thân trưởng thành có sinh trưởng thứ cấp
Câu 2: Loại hoocmôn nào ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
A. Juvenin B. Ecdixơn C. Testosteron D. Tirôxin
Câu 3: Chọn đáp án sai
A. Auxin, Giberelin, xitokinin gây kích thích sinh trưởng ở thực vật
B. Etylen, Axit abxixic gây ức chế sinh trưởng ở thực vật
C. GH, tirôxin, testosteron, ơstrogen gây kích thích sinh trưởng ở động vật không xương sống
D. Ecdixơn và juvenin kích thích sinh trưởng và phát triển ở đồng vật không xương sống.
Câu 4: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. Diệp lục b B. Carôten
C. Phitôcrôm D. Diệp lục a, b và phitôcrôm
Câu 5: Thiếu loại hoocmon này thì trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. Tên loại hoocmon đó là:
A. Juvenin B. Tirôxin C. Ecdixơn D. Ơxtrôgen
Câu 6: Mô phân sinh bên nằm ở :
A. Đỉnh ngọn B. Đỉnh Rễ C. Thân D. Lóng
MÃ ĐỀ 2
Câu 9: Loại hoocmom gây biến thái từ nòng nọc thành ếch là:
A. Tirôxin B. Juvenin C. Ecdixơn D. Ơxtrôgen
Câu 10: Mô phân sinh bên nằm ở :
A. Đỉnh ngọn B. Đỉnh Rễ C. Thân D. Lóng
Câu 11: Trong các loại hoócmôn sau , loại nào chỉ có ở động vật có xương sống?
A. Giberelin B. Xtôkinin C. Juvenin D. Tirôxin
Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Tất cả các động vật phát triển đều qua biến thái
B. Nhiều loài như ong , bướm trải qua sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn
C. Quá trình sinh trưởng, phát triển qua biến thái không hoàn toàn diễn ra theo nhiều giai đoạn
D. Sinh trưởng, phát triển qua biến thái và không qua biến thái
MÃ ĐỀ 3
Câu 1: Trong các loại hoócmôn sau , loại nào chỉ có ở động vật có xương sống?
A. Giberelin B. Xtôkinin C. Tirôxin D. Juvenin
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện.
A. Dương B. Âm C. Trung tính D. Hoạt động
Câu 3: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Nhiều loài như ong , bướm trải qua sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn
B. Quá trình sinh trưởng, phát triển qua biến thái không hoàn toàn diễn ra theo nhiều giai đoạn
C. Tất cả các động vật phát triển đều qua biến thái
D. Sinh trưởng, phát triển qua biến thái và không qua biến thái
Câu 4: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. Diệp lục b B. Diệp lục a,b và phitôcrôm
C. Phitôcrôm D. Carôten
Câu 5: Sự phát triển của ếch từ ấu trùng thành ếch sống trên cạn là sự phát triển :
A. Qua biến thái hoàn toàn B. Qua biến thái
C. Hậu phôi D. Không qua biến thái
MÃ ĐỀ 4
Câu 1. Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện.
A. Dương B. Âm
C. Trung tính D. Hoạt động
Câu 2. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bát đũa lách cách, nó đã chạy ngay xuống bếp đay là ví dụ của hình thức học tập
A. Quen nhờn B. Điều kiện hóa đáp ứng
C. Học ngầm D. Điều kiện hóa hành động
Câu 3. Sự phát triển của ếch từ ấu trùng thành ếch sống trên cạn là sự phát triển :
A. Qua biến thái B. Không qua biến thái
C. Hậu phôi D. Qua biến thái hoàn toàn
Câu 4. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Tất cả các động vật phát triển đều qua biến thái
B. Nhiều loài như ong , bướm trải qua sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn
C. Quá trình sinh trưởng, phát triển qua biến thái không hoàn toàn diễn ra theo nhiều giai đoạn
D. Sinh trưởng, phát triển qua biến thái và không qua biến thái
II – PHẦN TỰ LUẬN ( 7đ )
ĐỀ A
Câu 1(3đ) : Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở thực vật ? Cho ví dụ ?
Câu 2(3đ) : Có mấy nhóm hoocmôn thực vật ? Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của nhóm hoocmôn ức chế đã học ?
Câu 3(1đ) : Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại mà có lợi cho cây trồng ?
ĐỀ B
Câu 1 (3đ) : Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở động vật ? Cho ví dụ ?
Câu 2 (3đ) : Có mấy nhóm hoocmôn ở thực vật ? Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của các loại hoocmôn kích thích đã học ?
Câu 3 (1đ) : Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ?
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I: Phần trắc nghiệm
ĐỀ 1:
1D, 2A, 3C, 4C, 5B, 6C, 7A, 8A, 9D, 10C, 11D, 12C.
ĐỀ 2:
1D, 2C, 3A, 4B, 5C, 6D, 7C, 8A, 9C, 10C, 11D, 12A.
ĐỀ 3:
1C, 2A, 3C, 4C, 5A, 6D, 7D, 8D, 9D, 10B, 11B, 12A.
ĐỀ 4 :
1A, 2B, 3D, 4A, 5D, 6C, 7A, 8C, 9D, 10C, 11A, 12C.
II: Phần tự luận
ĐỀ A
Câu 1 ( 3đ) :
*Sinh trưởng của thực vật là : Quá trình tăng về kích thước ( Chiều dài, bề mặt, thể tích ) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. ( 1đ)
VD : Sự thay đổi về chiều cao, kích thước của thân, lá câu Đậu từ khi nảy mầm đến khi trưởng thành.(0,5đ)
*Phát triển ở thực vật là : là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm ba quá trình liên quan với nhau: Sinh trưởng, phân hóa và phát triển hình thái tạo nên các cơ quan ( rễ, thân, lá, hoa,quả, hạt). (1đ)
VD: Hạt Đậu khi nảy mầm sẽ xuất hiện rễ, thân , lá.khi trưởng thành xuất hiện hoa, quả và hạt.(0,5đ)
Câu 2. (3đ)
*Có 2 nhóm hooc môn thực vật gồm : 0,5đ
+Nhóm hooc môn kích thích ( Auxin, gibêrelin, xitokinin ) 0,75đ
+Nhóm hooc môn ức chế ( êtylen, abxixic ). 0,75đ
*VD về tác dụng của hooc môn ức chế.
-Etylen : Thúc quả xanh chóng chín và sản xuất dứa trái vụ 0,5đ
-Axit abxixic : Ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá. 0,5đ
Câu 3 ( 1đ ) :
Vì
- Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulozo nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra nhanh nên sâu ăn nhiều. 0,5đ
- Bướm chủ yếu ăn mật hoa nên không phá hoại mùa màng mà còn giúp cây thụ phấn. 0,5đ
ĐỀ B
Câu 1( 3đ) :
*Sinh trưởng ở ĐV là : quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. 1đ
VD : Gà con mới nở có kích thước và trọng lượng cơ thể nhỏ sau một thời gian nuôi dưỡng kích thước và khối lượng tăng lên nhờ sự nhân lên và to ra của tế bào. 0,5đ
*Phát triển của cơ thể ĐV là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa ( Biệt háo ) tế bào và hình thái các cơ quan và cơ thể. 1đ
VD : Gà con mới nở được nuôi dưỡng sau một thời gian sẽ xuất hiện bộ lông mới,khi trưởng thành con trống sẽ xuất hiện bộ lông sặc sở, biết gáy, chân có cựa...0,5đ
Câu 2 (3 đ) :
*Có 2 nhóm hooc môn thực vật :0,5đ
+ Nhóm hooc môn kích thích ( Auxin, giberelin. Xitokinin ) 0,5đ
+ Nhóm hooc môn ức chế ( Etylen, Axit abxixic ) 0,5đ
VD về tác dụng của hooc môn kích thích :
- Auxin : Kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt ( cà chua, dưa chuột, dưa hấu... ).0,5đ
- Giberelin : Phá ngủ cho hạt, củ (khoai tây ), tạo quả không hạt (nho). 0,5đ
-Xitokinin : Nuôi cấy tế bào và mô thực vậ, kích thích chồi nách sinh trưởng.0,5đ
Câu 3 (1đ).
- Vào mùa đông lạnh giá gia súc non mất nhiều nhiệt để sưởi ấm cho cơ thể. 0,5đ
-Do vậy cơ thể tăng cường nhiệt chống lạnh nên gia súc non cần nhiều dinh dưỡng (chất hữu cơ ) để phân hủy tạo nhiệt do đó phải cho gia súc non ăn nhiều hơn.0,5đ
....................
Trên đây là đề thi học kì 2 Sinh có đáp án của trường THPT Tây Nam trong Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 11. Để xem thêm toàn bộ nội dung các đề kiểm tra của các trường khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải về máy tính. Hy vọng đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt hơn cho kỳ thi kiểm tra học ki 2 sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan như:
- Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11
- Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh lớp 11
- Đề thi học kì 2 môn Sinh học của trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
- Đề thi học kì 2 môn Sinh học của trường THPT Trần Hưng Đạo
- ...
Chúc các em ôn tập và thi thật tốt!