Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2018 - 2019

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

 

ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN TOÁN LỚP 11

NĂM HỌC 2018 – 2019

Thời gian làm bài: 90 phút

 

MÃ ĐỀ 485

 

       

 

Họ, tên thí sinh:………………………………………….

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (35 câu trắc nghiệm)

Câu 1. Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, AD. Tìm mệnh đề đúng?

A. \(MN{\rm{//}}\left( {BCD} \right).\)        B.  \(MN{\rm{//}}\left( {ABD} \right).\)      C.  \(MN{\rm{//}}\left( {ACD} \right).\)      D.  \(MN{\rm{//}}\left( {ABC} \right).\)

Câu 2. Gieo 2 con súc sắc cân đối và đồng chất. Xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt của 2 con súc sắc đó bằng 5 là:

A. \(\frac{1}{6}.\)                              B.  \(\frac{1}{9}.\)                           C. \(\frac{1}{18}.\)                           D. \(\frac{5}{36}.\)

Câu 3. Một tổ học sinh có 5 nam và 6 nữ. Số cách chọn 4 học sinh từ tổ đó sao cho có cả nam và nữ là:

A. 1650                          B.   7920                     C.  310                        D. 330

Câu 4. Cho điểm \(A\left( {1; - 1} \right)\) và đường tròn \({x^2} + {y^2} - 2x - 4y - 4 = 0.\) Phép vị tự tâm A tỉ số vị tự \(k=-2\) biến đường tròn trên thành đường tròn nào dưới đây?

A.  \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 7} \right)^2} = 36.\)                                   B. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 7} \right)^2} = 9.\)

C.  \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 7} \right)^2} = 36.\)                                   D. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 7} \right)^2} = 9.\)

Câu 5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi I là trung điểm của AO. Thiết diện của hình chóp bởi mặt phẳng qua I song song với SC và BD là:

A. ngũ giác.                     B. tứ giác.                     C. lục giác.                    D. tam giác.

Câu 6. Một giá sách có hai tầng. Tầng 1 có 10 quyển sách Toán khác nhau và 5 quyển sách Anh khác nhau. Tầng 2 có 8 quyển sách toán khác nhau và 6 quyển sách Văn khác nhau. Bạn An chọn ngẫu nhiên mỗi tầng 3 quyển sách. Xác suất để ban An chọn được 6 quyển sách không cùng môn là:

A.  \(\frac{{418}}{{435}}.\)                         B.  \(\frac{{1135}}{{1183}}.\)                      C.   \(\frac{{48}}{{1183}}.\)                    D. \(\frac{{17}}{{435}}.\)

Câu 7. Số nghiệm của phương trình: \(\cos 2x + 3\sin x - 2 = 0\) trên khoảng \(\left( {0;20\pi } \right)\) là:

A. 40.                              B. 35.                            C. 20.                            D. 30.

Câu 8. Cho biểu thức \(A = {\left( {2x - 1} \right)^5}.\) Khai triển của biểu thức  là:

A. \(A = 32{x^5} - 80{x^4} + 80{x^3} - 40{x^2} + 10x - 1.\)

B. \(A = 16{x^5} + 40{x^4} + 20{x^3} + 20{x^2} + 5x + 1.\)

C. \(A =  - 32{x^5} + 80{x^4} - 80{x^3} + 40{x^2} - 10x + 1.\)

D. \(A = 32{x^5} + 80{x^4} + 80{x^3} + 40{x^2} + 10x + 1.\)

Câu 9. Phương trình \(6{\sin ^2}x + 7\sqrt 3 \sin 2x - 8{\cos ^2}x = 6\) có tổng hai nghiệm dương nhỏ nhất bằng:

A.    \(\pi .\)                             B.  \(\frac{{2\pi }}{3}.\)                        C.     \(\frac{{4\pi }}{3}.\)                      D. \(2\pi .\)

Câu 10. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy lớn AB. Gọi M là trung điểm của SC, I là giao điểm của AD và BC, J là giao điểm của AC và BD. Giao tuyến của mặt phẳng (ADM) và (SBC) là:

A. IJ                              B.  MJ                        C.   MI                       D. SJ

Câu 11. Tập xác định của hàm số \(y = \cot \left( {2x - \frac{\pi }{4}} \right)\) là:

A. \(R\backslash \left\{ {\frac{{3\pi }}{8} + \frac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}.\)       B. \(R\backslash \left\{ {\frac{{3\pi }}{8} + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)

C. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{8} + k\pi ,k \in Z} \right\}.\)                            D. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{8} + \frac{{k\pi }}{2},k \in Z} \right\}.\)

Câu 12. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) đều song song với mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \beta  \right)\).

B. Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và  song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) đều song song với \(\left( \beta  \right)\).

C. Nếu hai đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong hai mặt phẳng phân biệt \(\left( \alpha  \right)\) và  thì \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) song song với nhau.

D. Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước ta dựng được một và chỉ một đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó.

Câu 13. Một tiểu đội có 12 chiến sĩ. Hỏi có bao nhiêu cách xếp 12 chiến sĩ đó thành hàng dọc?

A.  12                             B. \(C_{12}^{12}.\)                           C. 24                             D. 12!

Câu 14. Thầy giáo có 5 cuốn sách Toán, 6 cuốn sách Văn và các cuốn sách đôi một khác nhau. Hỏi thầy giáo có bao nhiêu cách tặng cho 3 học sinh nam 3 cuốn Toán, 3 học sinh nữ 3 cuốn Văn (mỗi học sinh 1 cuốn) từ các cuốn sách trên?

A. \(A_5^3.A_6^3.\)                          B.   \(C_5^3.C_6^3.\)                     C.   \(C_{131}^6.\)                        D. \(A_{13}^6.\)

----Để xem tiếp nội dung vui lòng xem online hoặc tải về----

Trên đây là phần trích dẫn đề thi học kỳ 1 môn Toán lớp 11 Trường THPT Phước Vĩnh năm học 2018 - 2019. Để xem chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 Trường THPT Phước Vĩnh năm học 2018 - 2019

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?