Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Trần Nhân Tông có đáp án

TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG

 

(Đề thi gồm có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian giao đề)

 

 

Họ, tên thí sinh:………………………………………………….

Số báo danh:……………………………………………………..

 

I-TRẮC NGHIỆM

Câu 1-Muốn làm tăng suất điện động và giảm điện trở trong nguồn điện người ta  mắc các nguồn giống nhau theo kiểu : 

A.nối tiếp        B.Song song     

C.xung đối       D. hỗn hợp đối xứng

Câu 2. Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 5 μC và q2 = - 3 μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc là

A. lực đẩy có độ lớn  54 N.    B. lực hút có độ lớn 54 N. 

C. lực đẩy có độ lớn 3,6 N.   D. lực hút có độ lớn 3,6 N.

Câu  3.  Tại  hai  đỉnh  D,  B  (đối  diện  nhau)  của  một  hình  vuông  ABCD  cạnh  a  đặt  hai  điện  tích qD = qB = 4.10-6C. Để điện trường tại A triệt tiêu thì phải đặt tại C một điện tích q có giá trị là

A. \(- 8\sqrt 2 \) .10-6C.              B. q = - 8 .10-6C.                 

C. q =  8 .10-6C.             D. q = 4 .10-6C. 

Câu 4: Nếu mắc điện trở 16 W với một bộ pin thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1 A. Nếu mắc điện trở

8 W vào bộ pin đó thì cường độ bằng 1,8 A. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ pin.

A. 18 V; 2 W.                B. 18 V; 20 Ω.            

C. 1,8 V; 2W .              D.  18 V; 0,2 W.

Câu 5: Một nguồn gồm 30 pin mắc  thành 3 nhóm nối  tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có

suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ω). Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205Ω mắc vào

hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là

A. 0,013 g                    B. 0,13 g                  

 C. 1,3 g                      D. 13 g

 Câu 6: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó, ξ 1 = 8V, r1 = 1,2W  ξ 2 = 4V, r2 = 0,4W , R = 28,4W . Hiệu điện thế UAB = 6V. Hiệu điện thế UCB có giá trị bằng

A. 3,6V             B.7,6V              

C.  9.6V          D. 13,6V

Câu 7: Trong thí nghiệm đo suất điện động   ξ và điện trở trong r của nguồn điện, người ta mắc vôn kế lí tưởng vào hai cực của nguồn điện  rồi mắc mạch ngoài gồm một ampe kế  lí  tưởng nối  tiếp với một biến  trở và một khóa K để đóng và ngắt mạch. Đóng khóa K và điều chỉnh biến trở, ta thấy: khi ampe kế chỉ 2 A thì vôn kế chỉ  2,5 V còn khi ampe kế chỉ 1 A thì vôn kế chỉ 3 V. Giá trị của   ξ và r là

  A. ξ  = 3,5V và r = 0,5W.          B. ξ  = 3V và r = 0,25.W  

  C. ξ  = 3,5V và r = 0,25.W        D. ξ  = 3V và r = 0,5. W

Câu 8-: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do:

A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân                              B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực 

C. sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung môi     D. sự trao đổi electron với các điện cực

Câu 9: Treo hai quả cầu tích điện q1 = - q2 gần nhau. Hiện tượng nào xảy ra với hai quả cầu?

A. Hai quả cầu đẩy nhau ra xa.                      

B. Hai quả cầu hút chạm vào nhau và giữ nguyên trạng thái đó.

C. Hai quả cầu hút chạm vào nhau rồi sau đó đẩy nhau ra rất xa.

D. Hai quả cầu hút chạm vào nhau rồi sau đó tách nhau ra .

Câu 10: Nếu nguyên tử oxi bị  mất hết electron nó mang điện tích

A. + 1,6.10-19 C.             B. – 1,6.10-19 C.           

C. + 12,8.10-19 C.                D. - 12,8.10-19 C.

Câu 11: Cho hình chữ nhật ABCD với AB = 3cm, BC = 4 cm; Đặt các điện tích q1, q2, q3 lần lượt tại đỉnh A, B, C. Biết q2 = -12,5.10-8C và cường độ điện trường tại D bằng 0. Tính q1 ?

A. q1= 2,7.10-8 C         B. q1 = 6,4.10 -8C                

C. q1 = 4,6.10-8 C          D. q1 = 7,2.10 -8  C

Câu 12: Một bộ nguồn gồm các pin ghép song song. Suất điện động và điện trở trong của mỗi pin là 5,5V và

5Ω. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch là 2A, công suất tiêu thụ mạch ngoài là 7W. Tính số nguồn điện

A. 5                    B. 4                    

C. 8                   D. 10   

Câu 13: Trường hợp nào sau đây không tạo thành một tụ điện ?

A. giữa hai bản kim loại là sứ                       B. giữa hai bản kim loại là không khí.

C. giữa hai bản kim loại là nước vôi.            D. giữa hai bản kim loại  là nước cất.

Câu 14 Cho hai điện tích điểm q1 , q2  cách nhau 30 cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này yếu đi 2,25 lần. Vậy cần dịch chuyển chúng một khoảng bằng bao nhiêu để lực này vẫn là F ?   

A. 4 cm.                B. 10 cm.                     

C. 5 cm.                       D. 20 cm.

Câu 15: Công của dòng điện có đơn vị là:  

A. J/s       B. kWh       

C. W         D. kV/A

Câu 16: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch chỉ có điện trở thuần không tỉ lệ thuận với

A. hiệu điện thế hai đầu mạch.                     B. nhiệt độ  của vật dẫn trong mạch.

C. cường độ dòng điện trong mạch.            C. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

Câu 17: Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là 

A. 6 V.                        B. 36 V.         

C. 8 V.                          D. 12 V.

Câu 18 : Muốn mạ Cu một tấm Fe có diện tích 400cm2 người ta dùng nó làm catot của bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anot là một thanh Cu nguyên chất rồi cho dòng điện I=10A chạy qua trong thời gian t = 2h40’50’’. Cho khối lượng riêng của đồng 8,9g/cm3. Bề dày của lớp đồng bám trên bề mặt tấm Fe là    

A. 0,09cm       B. 0,09mm     

C. 0,09m         D. 0,09dm

Câu 19-Mạch điện kín một chiều gồm mạch ngoài có biến trở R và nguồn có suất điện động và điện trở trong là E, r. Khảo sát cường độ dòng điện I theo R người ta thu được đồ thị như hình. Giá trị của E và r gần giá trị nào nhất sau đây?

  1. 10 V; 1 Ω                          B. 6 V; 1 Ω    
  2. 12 V; 2 Ω                            D. 20 V; 2 Ω

Câu 20:Sau khi dùng khăn khô để lau bụi trên màn hình vô tuyến,ta thấy có các sợi vải bám vào màn hình. Là do:

A.màn hình dễ bắt bụi và các sợi vải .

B.có lực hấp dẫn giữa sợi vải và màn hình vô tuyến

C.màn hình vô tuyến đã bị nhiễm điện.

D.các sợi vải có chất keo.

II-TỰ LUẬN

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn có suất điện động E = 24V, r = 1W, điện dung tụ C = 4mF. Đèn Đ có ghi (6V - 6W). Các điện trở  R1 = 6W; R2 = 4W; Rp = 2W và là bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có cực dương bằng Cu.

1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

2 / Tính lượng Cu giải phóng ra ở cực âm của bình âm điện phân trong thời gian 16 phút 5 giây.

3 / Tính điện tích trên tụ C.

 Bài 2: Hệ hai điện tích đặt trong chân không cho ở hình vẽ bên. Biết AB = 3BM và  \(4\overrightarrow {{E_{1M}}} + \overrightarrow {{E_{2M}}} = \overrightarrow 0 \) . 

   Tìm hệ thức liên hệ giữa q1 và q2.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Trần Nhân Tông có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?