TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: VẬT LÝ - LỚP: 11
Thời gian: 45 phút
I-TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hai bình điện phân CuSO4 và AgNO3 mắc nối tiếp trong một mạch điện có cường độ 0,5A. Sau thời gian t, tổng khối lượng của hai bình tăng lên 5,6g. Giá trị của t bằng
A.2h 28phút 40s. B. 7720 phút.
C. 2h 8phút 40s. D. 8720 phút.
Câu 2. Một nguồn điện có E = 12V, điện trở trong r mắc với mạch ngoài là một biến trở R. Biết đồ thị sự phụ thuộc của công suất mạch ngoài vào giá tri biến trở R như hình vẽ, bỏ qua sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở.
Giá trị R2 gần nhất giá trị là
A. 4,00 Ω B. 3,79 Ω
C. 3,55 Ω D. 4,52 Ω.
Câu 3. Để đo điện trở trong của một nguồn điện, một nhóm học sinh đã mắc sơ đồ mạch điện như hình (H1). Số chỉ của vôn kế và ampe kế ứng với mỗi lần đo được được cho trên hình vẽ (H2). Biết R0=20,3 Ω.
Nhóm học sinh này tính được điện trở trong r của nguồn là
A. r = 0,49 Ω. B. r = 0,85 Ω.
C. r = 1,2 Ω. D. r = 0,7 Ω.
Câu 4:: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 9V, điện trở trong r = 0,5 Ω; Các điện trở R1 = 4,5 Ω; R2 = 6 Ω; R là biến trở. Điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất?
A. 12 Ω. B. 30 Ω.
C. 11 Ω. D. 30/11Ω.
Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ, Bốn pin giống nhau, mỗi pin có E =1,5Vvà r=0,5Ω. Các điện trở ngoài R1 = 2Ω; R2 = 8Ω.
Hiệu điện thế UMN bằng
A. UMN = –1,5V B. UMN = 1,5V
C. UMN = 4,5V D. UMN = -4,5V
Câu 6: Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện
A. Chỉ phụ thuộc hiệu nhiệt độ của hai mối hàn
B. Chỉ phụ thuộc diện tích tiếp xúc của hai mối hàn
C. Chỉ phụ thuộc bản chất của hai kim loại tiếp xúc
D. Phụ thuộc bản chất của hai kim loại tiếp xúc và hiệu nhiệt độ của hai mối hàn
Câu 7: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc vào?
A. độ lớn điện tích thử. B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó. D. hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 8: Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. chưa đủ dữ kiện để xác định. B. tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần. D. không thay đổi.
Câu 9: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
Câu 10: Trong một đoạn mạch có điện trở không đổi, nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt lên 4 lần thì phải
A. tăng hiệu điện thế 2 lần. B. tăng hiệu điện thế 4 lần.
C. giảm hiệu điện thế 2 lần. D. giảm hiệu điện thế 4 lần.
Câu 11: Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra?
A. M và N nhiễm điện cùng dấu. B. M và N nhiễm điện trái dấu.
C. M nhiễm điện còn N không nhiễm điện. D. Cả M và N đều không nhiễm điện.
Câu 12: Chọn câu đúng ? Hình vuông ABCD cạnh a = \(5\sqrt 2 \)cm. Tại hai đỉnh A,B đặt hai điện tích điểm qA = qB = -5.10-8C thì cường độ điện trường tại tâm O của hình vuông có:
A. hướng theo chiều AD và có độ lớn E = 1,8\(\sqrt 2 \) .105( V/m).
B. hướng theo chiều AD và có độ lớn E = 2,5.105( V/m).
C. hướng theo chiều DA và có độ lớn E = 1,8\(\sqrt 2 \). 105( V/m).
D. hướng theo chiều DA và có độ lớn E = 2,5.105( V/m).
Câu 13: Hai điện tích điểm Q1= 2.10-8 C và Q2= 8.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9cm trong không khí Tìm vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng 0.
A. Điểm M nằm ngoài đoạn AB cách B 3cm.
B. Điểm M nằm trong đoạn AB cách B 3cm.
C. Điểm M nằm ngoài đoạn AB cách A 3cm.
D. Điểm M nằm trong đoạn AB cách A 3cm
Câu 14: Chọn câu phát biều sai khi nói về điện trường?
A Trong điện trường đều thì các đường sức song song với nhau.
B. Các đường sức của điện trường hướng về phía điện thế tăng.
C. Cường độ điện trường là đại lượng vectơ đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực.
D. Trong điện trường đều thì cường độ điện trường tại mọi điểm đều như nhau.
Câu 15: Một điện tích q = 1 μC di chuyển từ A đến B trong điện trường, điện tích q thu được năng lượng W = 0,2 mJ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
A. UAB = 200 kV. B. UAB = 200 V.
C. UAB = 0,2 mV. D. UAB = 0,2 V.
Câu 16. Một bộ gồm ba nguồn điện giống hệt nhau có suất điện động và điện trở trong là \(\xi \) và r . Mạch ngoài là điện trở R. Hỏi R phải có giá trị nào để cường độ dòng điện có giá trị như nhau khi ba nguồn mắc nối tiếp cũng như khi mắc song song?
A. R = r. B. R = 3r.
C. R= r /3 . D. R=1,5r .
Câu 17. Hai điện trở R1 = 2 Ω và R2 = 3 Ω ghép song song với nhau. Gọi P1 và P2 là công suất tỏa nhiệt trên các điện trở. Biết P1 = 12 W. Giá trị của P2 bằng:
A. 18 W. B. 12 W.
C. 8 W. D. 9 W.
Câu 18. Nối hai đầu của một biến trở vào một hiệu điện thế không đổi. Khi thay đổi giá trị của điện trở thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở sẽ:
A. tỉ lệ với điện trở. B. không phụ thuộc vào điện trở.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở. D. tỉ lệ với bình phương điện trở.
Câu 19: Có hai điện trở R1 và R2 (R1 = 2R2) mắc nối tiếp với nhau vào hai đầu một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là P1, công suất tỏa nhiệt trên điện trở R2 là
A. P2 = 2P1. B. P2 = P1.
C. P2=P1 /2 D. P2= 4P1
Câu 20: Khi hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn tăng 4 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó sẽ:
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần.
C. tăng 16 lần. D. tăng \(\sqrt 2 \) lần.
II-TỰ LUẬN
*Bài 1- Cho mạch điện như hình vẽ .
Bộ nguồn gồm các pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 5V, điện trở trong 1Ω tạo bộ nguồn có Eb =15V. R1 là bóng đèn ghi (3V,3W), R2 = 6Ω, RX là phần điện trở tham gia vào mạch điện của biến trở. Bỏ qua điện trở của dây nối, của Ampe kế và xem điện trở của đèn không phụ thuộc nhiệt độ.
a. Điều chỉnh RX để đèn sáng bình thường:
- Tính điện trở trong của bộ nguồn, số chỉ Ampe kế và RX.
b. Độ sáng của đèn thay đổi thế nào khi dịch chuyển con chạy của biến trở qua phải.
*Bài 2-Có hai quả cầu kim loại, kích thước bằng nhau. Quả cầu A mang điện tích 26 µC, quả cầu B mang điện tích – 8 µC. Cho hai quả cầu A và B tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Điện tích của từng quả cầu là ?
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra chất lượng HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Nguyễn Đăng Đạo có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.