Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Thái Phúc- tỉnh Thái Bình có đáp án

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH

     TRƯỜNG THPT THÁI PHÚC

ĐỀ THI  HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019-2020

 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các:

A. electron theo chiều điện trường    

B. ion dương theo chiều  điện trường và ion âm ngược chiều điện trường

C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường

D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường

Câu 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là:

A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (μC).     B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (μC).    

C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).       D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C).

Câu 3: Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:

A. q = 5.104 (μC).          B. q = 5.104 (nC).                   

C. q = 5.10-2 (μC).                     D. q = 5.10-4 (C).

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

Câu 5: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:

A. q = 8.10-6 (μC).         B. q = 12,5.102 (μC).             

C. q = 8 (μC).                D. q = 12,5 (μC).

Câu 6: Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này sang tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại, biết điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm, không đổi theo thời gian:

A. 100V/m                  B. 200V/m                             

C. 300V/m                   D. 400V/m

Câu 7: Có n nguồn giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức nào sau đây đúng?

A. E b = E; rb = r                    B. E b= E; rb = r/n                   

C. E b = n. E; rb = n.r             D. E b= n.E; rb = r/n

Câu 8: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000V là 1J. Tính độ lớn điện tích đó:    

A. 2mC                       B. 4.10-2C                   

C. 5mC                       D. 5.10-4C

Câu 9: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có điện trở 2,5 W. Anôt của bình bằng bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân là 10 V. Biết bạc có A = 108 g/mol, có n = 1. Khối lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là

   A. 4,32 mg.                          B. 4,32 g.                   

C. 2,16 mg.                             D. 2,14 g.

Câu 10: Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC:

A. 256V                       B. 180V                      

C. 128V                                 D. 56V

Câu 11: Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron có vận tốc bao nhiêu:      

A. 4,2.106m/s                          B. 3,2.106m/s                          

C. 2,2.106m/s              D. 1,2.106m/s  

Câu 12: một trong những tính chất nổi bật của hiện tượng siêu dẫn là

A. Có thể duy trì dòng điện rất lâu.                                  B. Có thể tạo ra dòng điện mà không cần nguồn.

C. Công suất tiêu thụ điện của nó lớn.                 D. cường độ dòng điện luôn rất lớn

Câu 13: Trong 4s có một điện lượng 1,5C di chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng đèn. Cường độ dòng điện qua đèn là                       

A. 0,375 (A)                            B. 2,66(A)                              

C. 6(A)                                    D. 3,75 (A)

Câu 14: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.               B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.             D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

Câu 15: Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là

A. 0,166 (V)                         B. 6 (V)                                  

C. 96(V)                               D. 0,6 (V)

Câu 16: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối.

Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B có biểu thức là

A. UAB = -I (R+r) + E                                  

B. UAB = -I(R+r)- E

C.AB = I(R+r) + E                        

D. UAB = I(R+r)- E

Câu 17: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:

A.  \(E = {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)                       B.  \(E =- {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)                 

C.   \(E = {9.10^9}\frac{Q}{r}\)                      D.  \(E = -{9.10^9}\frac{Q}{r}\)

Câu 18: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là      

A. I                              B. 1,5I                         C. I/3                           D. 0,75I

Câu 19: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E=3V, điện trở trong r=1W, mạch ngoài là một biến trở R. Thay đổi R để công suất mạch ngoài đạt giá trị cực đại, giá trị cực đại đó là

A. 1W                                   B. 2,25W                                

C. 4,5W                                D. 9W

Câu 20: Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V – 1 Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là                     

A. 3 V – 3  Ω.             B. 3 V – 1 Ω.             

C. 9 V – 3 Ω.              D. 9 V – 1/3 Ω.

Câu 21: Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các hạt:

A. electron tự do                     B. ion                         

C. electron và lỗ trống            D. electron, các ion dương và ion âm

Câu 22: Một bếp điện gồm hai cuộn dây điện trở R1 và R2. Nếu dùng cuộn dây thứ nhất thì nước sôi sau thời gian t1 = 15 phút, nếu dùng cuộn thứ 2 thì nước sôi sau thời gian t1 = 30 phút. Nếu dùng cả hai cuộn dây mắc nối tiếp để đun lượng nước trên thì nước sôi sau thời gian:

A. t = 30 phút                      B. t = 15 phút                        

C. t = 22,5 phút                  D. t = 45 phút

Câu 23: Một đoạn mạch có hiệu điện thế 10 V, cường độ 2 A. Công của dòng điện trong 5 giây là

A. 10 J.                           B. 20 J.                                   

C. 50 J.                            D. 100 J.

Câu 24: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là

A. Rtm = 75 Ω.               B. Rtm = 100 Ω.          

C. Rtm = 150 Ω.             D. Rtm = 400 Ω.

Câu 25: Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở nhiệt độ 500C. Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là bao nhiêu biết α = 0,004K-1:        

A. 66Ω                        B. 76Ω                                   

C. 86Ω                        D. 96Ω

Câu 26: Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4W thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1=1,2A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2W nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2=1A. Giá trị của điện trở R1 bằng

A. 5W                                                B. 6W                                     

C. 7W                          D. 8W

Câu 27: Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của:

A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường

C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường

D. các ion và electron trong điện trường

Câu 28: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 < 0.                     B. q1< 0 và q2 > 0.                  

C. q1.q2 > 0.                               D. q1.q2 < 0.

Câu 29: Trong một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Hệ thức nào sau đây nêu lên mối quan hệ giữa các đại lượng trên với cường độ dòng điện I chạy trong mạch?

A.  \(I = \frac{E}{R}\)                 B. I = E +  \(\frac{r}{R}\)                        

C.   \(I = \frac{E}{{R + r}}\)             D. \(I = \frac{E}{r}\)

Câu 30. Cường độ dòng điện được đo bằng

A. Nhiệt kế        B. Vôn kế          

C. ampe kế                        D. Lực kế

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Thái Phúc- tỉnh Thái Bình có đáp án trắc nghiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?