TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút; |
Họ và tên:.......................................................................................
Lớp 11: ......
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm).
Câu 1. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài là một biến trở R. Khi biến trở lần lượt có giá trị là R1 = 0,5 Ω hoặc R2 = 8 Ω thì công suất mạch ngoài có cùng giá trị. Điện trở trong của nguồn điện bằng
A. r = 1 Ω. B. r = 0,5 Ω
C. r = 4 Ω. D. r = 2 Ω.
Câu 2. Để đo cường độ dòng điện không đổi có giá trị hiệu dụng cỡ 50 mA cần vặn núm xoay của đồng hồ đa năng hiện số đến vị trí
A. DCA 20 m. B. DCA 200 m.
C. ACA 20 m. D. ACA 200 m.
Câu 3. Tại ba đỉnh của tam giác đều, cạnh 6 cm có ba điện tích điểm bằng nhau và bằng 12 nC. Độ lớn cường độ điện trường tại trung điểm của mỗi cạnh tam giác là
A. 40000 V/m. B. 60000 V/m.
C. 30000 V/m. D. 36000 V/m.
Câu 4. Khi bác nông dân A đang làm việc ở một khoảng đất rộng xa nơi dân cư, đột nhiên xuất hiện các cơn giông kéo đến mang theo tia sét. Phía trước bác có 4 nơi có thể tránh sét ( giả thiết thời gian chạy đến các nơi đó là như nhau) là: Một cây cổ thụ to, một chiếc xe ôtô Kiamoning, một chòi cao được lợp bằng mái tôn và ngụp lặn dưới hồ để tránh sét. Nếu bạn ở cùng bác trong thời điểm này, bạn khuyên bác nên
A. Chạy đến cây cổ thụ to. B. Ngụp lặn dưới hồ để tránh sét
C. Chạy đến xe ôtô và ngồi trong xe. D. Chạy đến chòi cao được lợp bằng mái tôn.
Câu 5. Cho điện tích điểm Q trong không khí, hai điểm M, N nằm trong điện trường của Q có cường độ là EM = 3000V/m, EN = 4000V/m và \(\overrightarrow {{E_M}} \bot \overrightarrow {{E_N}}\) . Di chuyển điện tích q = -10-3C từ M đến N thì lực điện do Q tác dụng lên q có độ lớn cực đại bằng
A. 6N. B. 7N.
C. 5N. D. 12N.
Câu 6. Trong giờ thực hành vật lí, một học sinh đo giá trị điện trở R nên mắc vôn kế và ampe kế như hình vẽ bên. Kết quả một phép đo cho thấy vôn kế chỉ 100V, ampe kế chỉ 2,5A. Biết vôn kế có điện trở Rv = 2000Ω.
So sánh với trường hợp sử dụng vôn kế lý tưởng (có điện trở lớn vô cùng) thì phép đo này đã cho một sai số tương đối gần bằng
A. 0,2%. B. 2% .
C. 4%. D. 5%.
Câu 7. Cho điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Tìm hệ thức sai?
A. UMN = \(\frac{{{A_{MN}}}}{q}\). B. VM =\(\frac{{{{\rm{W}}_M}}}{q} = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\) .
C. UMN =\(\frac{{{{\rm{W}}_M}}}{q} - \frac{{{{\rm{W}}_N}}}{q}\) . D. AMN = qEdMN.
Câu 8. Một mạch điện gồm bốn điện trở giống hệt nhau, hai đầu của đoạn mạch được nối với nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U. Gọi công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở khi mắc nối tiếp bốn điện trở trên là P1 và khi mắc song song các điện trở trên là P2. Hệ thức liên hệ đúng là
A. P1 = 4P2. B. P1 =16P2.
C. 4P1 = P2. D. 16P1 = P2.
Câu 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên. Các bóng đèn có ghi Đ1 (60 V – 30 W) và Đ2 (25 V – 12,5 W).
Bỏ qua điện trở dây nối. Nguồn điện có suất điện động E = 66V, điện trở trong r = 1 và các bóng đèn sáng bình thường. Giá trị của R1 là
A. 12Ω B. 6 Ω .
C. 5Ω. D. 10Ω.
Câu 10. Lần lượt đặt hai điện tích thử q1, q2 (q1 = 2q2) vào hai điểm A và B trong điện trường. Độ lớn lực điện tác dụng lên q1, q2 lần lượt là F1 và F2, với F1 = 5F2. Độ lớn cường độ điện trường tại A và B là E1 và E2 thỏa mãn
A. E2 =10E1. B. E2 =0,4E1.
C. E2 = 2,5E1. D. E2 = 2E1.
Câu 11. Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi giá trị từ 0 đến vô cùng. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 V. Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 A thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện lần lượt là
A. 4,5 V và 4,5 Ω. B. 9 V và 2,5 Ω.
C. 9 V và 4,5 Ω. D. 4,5 V và 0,25 Ω.
Câu 12. Khi prôton chuyển động từ bản tích điện dương về phía bản âm trong khoảng không gian giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì
A. lực điện thực hiện công âm, thế năng của prôton tăng.
B. lực điện thực hiện công âm, thế năng của prôton giảm.
C. lực điện thực hiện công dương, thế năng của prôton tăng.
D. lực điện thực hiện công dương, thế năng của prôton giảm.
Câu 13. Một điện tích Q bằng kim loại có khối lượng 10 g đang đứng yên trong khoảng chân không có điện trường đều, vectơ cường độ điện trường E có phương thẳng đứng hướng xuống. Giả sử vì một lý do nào đó điện tích của hạt bụi bị giảm đi trong khoảng thời gian rất ngắn, sau đó Q chuyển động nhanh dần đều đi xuống với gia tốc 5,6 m/s2. Coi độ lớn cường độ điện trường luôn bằng 104 V/m và lấy e =1,6.10−19C. Số êlectron bật ra và dấu ban đầu của Q là
A. 35.1015 và Q > 0. B. 35.1015 và Q < 0.
C. 35.1012 và Q > 0. D. 35.1012 và Q < 0.
Câu 14. Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3 V, điện trở trong bằng 1 Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2 Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
A. 1 V. B. 3 V.
C. 4 V. D. 1,5 V.
Câu 15. Để làm lệch hướng chuyển động của êlectron một góc α, người ta thiết lập một điện trường đều có cường độ E và có hướng vuông góc với hướng chuyển động ban đầu của êlectron trong thời gian t. Khi t = 2ms thì α = 300. Muốn êlectron lệch hướng chuyển động một góc α = 600 thì thời gian thiết lập điện trường là
A. 3,48ms. B. 4ms.
C. 6ms. D. 3,64ms.
Câu 16. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có điện tích q1 = 8.10-10C, q2 = -12.10-10C. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi đặt chúng cách nhau 12cm. Lực tương tác Cu-lông giữa 2 quả cầu bằng
A. 6.10-7N. B. 6.10-3N.
C. 25.10-9N. D. 25.10-5N.
Câu 17. Đặt điện tích thử q1 tại điểm P trong điện trường thì có lực điện F1 tác dụng lên q1. Thay q1 bằng q2 thì có lực điện F2 tác dụng lên q2. Biết \({\vec F_1},{\vec F_2}\) khác nhau về hướng và độ lớn. Giải thích nào sau đây đúng nhất?
A. Vì q1 ngược dấu với q2.
B. Vì hai điện tích q1và q2 có độ lớn khác nhau.
C. Vì khi thay q1 bằng q2 thì điện trường tại P thay đổi.
D. Vì hai điện tích q1và q2 có độ lớn và dấu khác nhau.
Câu 18. Chọn phát biểu sai?
A. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
B. Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
C. Vật cách điện là vật hoàn toàn không có các êlectron.
D. Vật trung hòa là vật có tổng đại số tất cả các điện tích bằng không.
Câu 19. Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, với các điện cực đều bằng đồng, diện tích catot bằng 10 cm2, khoảng cách từ catot đến anot là 5 cm. Đương lượng gam của đồng là 32. Hiệu điện thế đặt vào U = 15 V, điện trở suất của dung dịch là 0,2 Ω.m. Sau thời gian 1 h, khối lượng đồng bám vào catôt gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,327 g. B. 1,64 g.
C. 1,79g. D. 2,65 g.
Câu 20. Dùng một cặp nhiệt điện Sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4 µV/K có điện trở trong r = 1 Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 4 Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua điện trở R là
A. 6,48.10-4A. B. 0,81A.
C. 8,1.10-4A. D. 0,648A.
Câu 21. Cho mạch điện như hình vẽ, Biết \(r = 3\Omega \) , R2 là một biến trở. Điều chỉnh biến trở R2 để công suất trên nó là lớn nhất, khi đó công suất trên R2 bằng 3 lần công suất trên R1. Điện trở R1 gần giá trị nào nhất sau đây?
A.6,8 . B. .
C. 3,9 . D. .
Câu 22. Mắc nối tiếp một ampe kế với một vôn kể vào hai cực của một acquy (điện trở trong của acquy nhỏ không đáng kể), vôn kế chỉ 6 V, Người ta mắc thêm một vôn kế như vậy song song với vôn kế ban đầu thì thấy tổng số chỉ của hai vôn kế lúc này là 10 V, Nếu mắc song song thêm rất nhiều vôn kế như vậy thì tổng số chỉ của tất cả vốn kể lúc này là
A. 10 V. B. 30 V.
C.6 V. D.16V.
Câu 23. Một tụ điện có điện dung 48nF được tích điện đến hiệu điện thế 225V thì có bao nhiêu electron di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện?
A. 6,75.1013 êlectron. B. 6,75.1012 êlectron.
C. 1,33.1013 êlectron. D. 1,33.1012 êlectron.
Câu 24. Một bếp điện có ghi 220V-1800W được nối với hiệu điện thế 220V được dùng để đun sôi 1,5 lít nước từ 200C. Biết hiệu suất sử dụng bếp là 100% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Thời gian đun sôi nước và điện năng tiêu thụ tính theo đơn vị kWh là
A. 280s và 0,14kWh. B. 290s và 1,41 kWh.
C. 300s và 1,41kWh, D. 300s và 0,14kWh.
Câu 25. Giả thiết êlectron quay quanh hạt nhân của nguyên tử Hidro theo quỹ đạo tròn có bán kính là r = 47,7.10–11 m; me = 9,1.10–31 kg; k = 9.109 N.m2/C2 và e = 1,6.10–19C. Quãng đường mà êlectron đi được trong thời gian 10−8 s là
A. 12,6 mm. B. 72,9 mm.
C. 1,26 mm. D. 7,29 mm.
Câu 26. Cho mạch điện như hình vẽ với U = 60V (không đổi), C1 = 20µF, C2 = 10µF. Ban đầu các tụ điện chưa tích điện. Khóa K ở vị trí b, chuyển sang a rồi lại về b.
Điện lượng qua R bằng
A. 400µC. B. 300 µC.
C. 250 µC. D. 200 µC.
Câu 27. Cho nguồn E = 12V, r = 1,75W, mạch ngoài là biến trở R mắc nối tiếp với R1. Sự phụ thuộc của công suất mạch ngoài Pn vào giá trị của biến trở R được mô tả bằng đồ thị như hình vẽ.
Giá trị của R0 là
A. 1,5W B. 1W
C. 1,75W D. 2W.
Câu 28. Câu nào dưới đây nói về quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là không đúng ?
A. Là quá trình dẫn điện trong chất khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.
B. Là quá trình dẫn điện trong chất khí do tác nhân ion hoá từ ngoài.
C. Là quá trình dẫn điện trong chất khí không cần tác nhân ion hoá từ ngoài.
D. Là quá trình dẫn điện trong chất khí thường gặp: tia lửa điện, hồ quang điện.
II.PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm).
BÀI TOÁN: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó hai nguồn có suất điện động và điện trở trong lần lượt là \({E_1}\)= 9 V, \({E_2}\)= 6 V, r1 = r2 = 0,5 Ω. Mạch ngoài gồm bình điện phân loại (AgNO3 – Ag) có điện trở R1 = 4 Ω, các điện trở R2 = 2 Ω và R3. Biết khối lượng bám vào catốt của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là 2,16 g.
Biết Ag có A = 108, n = 1. Hãy tính:
a. Hiệu điện thế UAB và cường độ dòng điện qua hai nguồn.
b. Giá trị của R3 Biết Ag có A = 108, n = 1
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Phan Đình Phùng có đáp án trắc nghiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.