TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG ĐÌNH | ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu...Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng bao nhiêu là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
(Chí Phèo - Nam Cao)
Câu 1. (1,0 điểm): Điều khiến Chí Phèo buồn và sợ nhất khi tỉnh rượu là gì?
Câu 2. (1,0 điểm): Đoạn văn trên được viết theo hình thức ngôn ngữ gì? Tác dụng ?
Câu 3. (1,0điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 câu) bàn về tác hại của rượu.
Phần II. Làm văn (7 điểm):
Trước cái chết của cụ cố tổ thái độ của những thành viên trong gia đình được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” - Vũ Trọng Phụng ? Qua đó, anh/chị có suy nghĩ gì về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội hiện nay.
GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm):
Câu 1. Điều khiến Chí Phèo buồn và sợ nhất khi tỉnh rượu là cô độc .
Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu.
Câu 3. Nêu một vài tác hại của rượu:
- Ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ
- Phạm tội trong khi say không kiểm soát được hành vi
- Xung đột trong gia đình, mất sự kính trọng của người khác
-- Để xem đầy đủ, chi tiết phần Đọc - hiểu của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
Phần II. Làm văn (7 điểm):
Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội. Biết cách vận dụng kiến thức văn học và kiến thức xã hội để giải quyết yêu cầu của đề bài.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm và những kiến thức xã hội về vấn đề, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
1. Niềm hạnh phúc của những thành viên trong gia đình:
Giới thiệu chung về vấn đề:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng, nội dung đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”.
- Vấn đề cần làm sáng tỏ: vui của những thành viên trong gia đình cụ cố Hồng trước cái chết của cụ cố tổ.
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: lòng hiếu thảo của con người trong xã hội hiện nay.
- Niềm hạnh phúc chung: sung sướng vì được chia gia tài
- Niềm hạnh phúc riêng:
+ Nhân vật cố Hồng, ông con trưởng quý tử của người chết.
/ ông ta “ nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiênhạ trầm trổ, chỉ trỏ: úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”.
/ Ngôn ngữ, hành động vô nghĩa được lặp lại nhiều lần ở cố Hồng: “ biết rồi, khổ lắm, nói mãi.”
=> Biểu hiện của một kẻ ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, một đứa con bất hiếu mong cha chết để chiếm đoạt quyền lực điều khiển gia đình, coi cái chết của cha là một cơ hội để được thiên hạ ngưỡng mộ gia đình có phúc, đại hiếu.
- Cháu đích tôn Văn Minh:
+ Anh ta mang vẻ mặt đăm chiêu rất hợp với những gia đình nhà có đám. Vì anh ta đang phải đắn đo xem nên phạt hay thưởng công cho Xuân tóc đỏ. Tội của Xuân là đã quyến rũ một em gái hắn, tố cáo một em gái khác hoang dâm, hư hỏng. Nhưng Xuân lại có công gây ra cái chết của cụ tổ - một ông cụ già “ đáng chết” vì đã để lại cho con cháu một gia tài kếch xù cùng lời dặn dò: chỉ được chia khi cụ chết.
+ Và Văn Minh còn khấp khởi mừng thầm vì từ nay “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa.
=> đứa cháu bất hiếu, vô đạo, giả tạo, tham lam.
- Bà Văn Minh:
+ Nôn nao, sốt ruột, bối rối
+ Vui mừng: Có cơ hội mặc đồ xô gai tân thời và lăng xê các trang phục tang gia của tiệm may Âu Hoá.
=> Bất hiếu, hám lợi, chạy theo lối sống văn minh rởm, lố lăng.
- Ông Phán mọc sừng:
+ Được bố vợ nói nhỏ vào tai là sẽ chia thêm cho con gái, con rể một số tiền là vài nghìn đồng. Chính ông ta không ngờ giá trị đôi sừng vô hình trên đầu mình lại lớn đến như vậy. Có lẽ niềm vui của ông cháu rể quý hóa không gì che dấu nổi bởi một nhà tư sản quan trọng lợi ích kinh doanh hẳn không ngờ vụ áp phe danh dự của mình lại lãi những vài ngàn đồng.
+ Đây là một chi tiết đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng. Nó chỉ ra sâu sắc rằng: chính nhu cầu của xã hội bịp bợm là cơ sở nảy sinh tình trạng tha hóa về nhân tính con người.
=>Không khó khăn lắm Vũ Trọng Phụng đã lột trần được chân tướng của một tên tư sản nói riêng, một giai cấp tư sản hám tiền, tham lợi, vô liêm sỉ, coi tiền bạc hơn danh dự. Quả là một tên bất nhân, bất nghĩa nhưng luôn tự nhủ mình “ phải giữ chữ tín làm đầu.
- Cô Tuyết
+“ được mặc bộ y phục ngây thơ.......để cho thiên hạ phải biết mình chưa đánh mật cả chữ trinh”. Đồng thời cô ta còn được mang bộ mặt “hơi đượm buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”.
+ Song điều làm Tuyết buồn đến “muốn tự tử được” như kim châm vào lòng không phải vì thương tiếc ông nội vừa chết, mà chỉ vì không thấy bạn trai là Xuân Tóc Đỏ đâu cả.
=> Trang phục lố lăng, kệch cỡm, cô gái hư hỏng.
- Tú Tân:
+ Bên ngoài: sung sướng phát điên lên
+ Nguyên nhân: vì sắp được phô diễn tài năng chụp ảnh.
+ trong cảnh hạ huyệt
=> đứa cháu bất hiếu, ích kỷ coi cái chết của ông là một cơ hội thể hiện thú chơi, sở thích chụp ảnh của mình.
=> Tiểu kết: Như vậy, chương XV của Số đỏ không chỉ xây dựng được những chân dung trào phúng đặc sắc tuy khác nhau về tuổi tác, diện mạo, động cơ nhưng đều giống nhau ở bản chất bất hiếu, vô đạo, nhố nhăng, đồi bại mà còn tạo dựng được những cảnh tượng trào phúng độc đáo.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác;
+ Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
+ Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,... được sử dụng một cách linh hoạt;
+ Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, miêu tả trúng nét riêng của từng nhân vật.
Đánh giá khái quát:
- Bằng việc miêu tả thái độ của đám con cháu tác giả đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả, hám tiền hám lợi, đại bất hiếu của gia đình cố Hồng
- Qua đó, phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám.
2. Bàn luận về vấn đề:
- Giải thích:
+ Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
- Bàn luận:
+ Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi.
+ Lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
- Tại sao cần có lòng hiếu thảo?
+ Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
- Lên án những hành vi ngược đãi với ông bà, cha mẹ.
- Bài học nhận thức và hành động
-- Để xem đầy đủ, chi tiết phần Làm văn của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Lê Trung Đình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Đông Thạnh có đáp án
-
Đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Hà Thành có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2020 Trường THPT Huyện Krong No có đáp án
Chúc các em học tập thật tốt!