Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?

A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.

B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.

C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.

D. Nga hoàng đại đế.

Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.

C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.

D. bị các nước đế quốc thôn tính.

Câu 3. Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?

A. Xta-lin-grat.

B. Điện Xmô-nưi.

C. Mat-xcơ-va.

D. Toàn nước Nga.

Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?

A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 5. Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần

A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.

B. công nhân, nông dân và binh lính.

C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.

D. tư sản, công nhân, nông dân.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.

B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.

C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.

D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).

Câu 7. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?

A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.

B. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.

C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.

D. Chính phủ dân chủ tư sản và Chính phủ dân chủ vô sản.

Câu 8. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. cách mạng vô sản.

B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.

Câu 9. Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là

A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.

B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.

C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.

D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.

Câu 10. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Liên hợp quốc.

B. Hội Quốc liên.

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới. 

D. Hội Liên hiệp tư bản.

Câu 11. Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là

A. đánh đổ Chính phủ lâm thời.

B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.

C. đánh đổ chế độ phong kiến.

D. đánh bại Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên làm cách mạng tháng Mười.

Câu 12. Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là

A. sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản.

B. giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền.

C. do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng.

D. do Đảng Bôn-sê-vich lãnh đạo cách mạng.

Câu 13. Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?

A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.

B. Năm 1919, Đảng Quốc xã Đức thành lập.

C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức.

D. Năm 1933, Hin-đen-bua làm Tổng Thống nước Đức.

Câu 14. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?

A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.

B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.

C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn công vũ trang vào Nga.

D. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.

Câu 15. Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành

A. mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

B. kế hoạch sản xuất.

C. công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. 

D. công cuộc khôi phục kinh tế.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

B

C

B

D

B

B

A

C

A

B

C

B

C

C

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

D

C

B

C

B

C

C

B

A

C

C

A

B

C

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29.

* Với nước Nga:

- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga: đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Với thế giới:

- Làm thay đổi cục diện thế giới…

- Tăng cường lực lượng cho Chủ nghĩa xã hội.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới…

Câu 30. Những ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam:

- Tác động tới tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: luận cương của Lê Nin…

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: con đường cách mạng vô sản, giành và giữ chính quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa cách mạng và phong trào công nhân thế giới.

- Quan hệ Việt Nam – Nga đối tác chiến lược càng ngày gắn kết, năm nay Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm cấp quốc gia…

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Trắc nghiệm 

Câu 1: Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây vì

A. có vị trí chiến lược quan trọng, thị trường rộng lớn, giàu có tài nguyên.

B. có đất đai rộng lớn, dân số ít.

C. có vị trí quan trọng, ngã ba của ba châu lục.

D. chế độ phong kiến đang bị khủng hoảng trầm trọng.

Câu 2: Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là

A. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.

B. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.

C. một trật tự thế giới mới được thiết lập.

D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.

Câu 3: Nước thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh?

A. Tây Ban Nha           

B. Đức

C. Pháp                       

D. Bỉ

Câu 4: Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam như thế nào?

A. Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành – Người thanh niên yêu nước đang bôn ba tìm đường cứu nước.

C. Giúp cho cách mạng nước ta thoát khỏi thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Tháng 7/1920, Người đọc bản Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người tin theo Lê-nin, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

Câu 5: Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?

A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

C. Tham chiến một cách có điều kiện.

D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.

Câu 6: Phong trào Ai Cập trẻ đã lôi cuốn sự tham gia của

A. một số thanh niên yêu nước.

B. một số tiểu tư sản và tư sản.

C. một số tiểu tư sản và trí thức thành thị.

D. một số trí thức và sĩ quan yêu nước.

Câu 7: Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.

B. Nông dân được phép mua bán ruộng đất.

C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.              

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 8: Điều kiện quan trọng nào để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?

A. Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.

B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.

C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền.

D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản.

Câu 9: Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc.

B. Cuộc Duy Tân Mậu Tuất thất bại.

C. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bị đánh bại.

D. Sau khi nhà Mãn Thanh ký với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu.

Câu 10: Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Châu Phi là

A. cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.

B. cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri.

C. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu-đăng.

D. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I.  Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

A

B

C

A

D

D

C

C

D

D

A

B

B

D

A

 

II. Phần tự luận

Câu 1:

- Tính chất: Là cuộc chiến tranh: đế quốc, xâm lược, phi nghĩa

- Kết cục

+ Sự thất bại của khối liên minh

+ Gây nhiều tai họa cho nhân loại

+ Hòa ước Vec-xai được kí kết

+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới…

Câu 2:

- Đối với nước Nga

+ Làm thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga…

+ Mở ra kỷ nguyên mới…

- Đối với thế giới

+ Làm thay đổi cục diện thế giới

+ Cổ vũ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm….

+ Mở ra phương hướng phát triển mới của phong trào cách mạng thế giới…

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?