TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3. Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?
A. Xta-lin-grat.
B. Điện Xmô-nưi.
C. Mat-xcơ-va.
D. Toàn nước Nga.
Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 5. Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần
A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.
B. công nhân, nông dân và binh lính.
C. tư sản, quý tộc mới và binh lính.
D. tư sản, công nhân, nông dân.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
A. Các nước tư bản không quản lý, điều tiết nền sản xuất một cách hợp lý.
B. Sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản ngày càng bị thu hẹp.
D. Tác động của cao trào cách mạng thế giới (1918-1923).
Câu 7. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
B. Chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản và Chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và Chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.
D. Chính phủ dân chủ tư sản và Chính phủ dân chủ vô sản.
Câu 8. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.
Câu 9. Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là
A. “Chính sách láng giềng thân thiện”.
B. “Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Chính sách mở cửa và hội nhập”.
D. “Chính sách chiến lược toàn cầu”.
Câu 10. Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Liên hiệp tư bản.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
B | C | B | D | B | B | A | C | A | B | C | B | C | C |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
D | C | B | C | B | C | C | B | A | C | C | A | B | C |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Từ sau cuộc cải cách năm 1892, tòa án, quân đội, trường học ở Xiêm đã được tổ chức lại theo mô hình của:
A. Mĩ.
B. Châu Âu.
C. Đức.
D. Nhật Bản.
Câu 2: Đảng Quốc xã Đức lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?
A. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với nền cộng hòa Vai-ma.
B. Sự bất mãn của người Đức với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
C. Sự căm thù của người Đức đối với việc Đức bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với Hòa ước Véc-xai.
Câu 3: Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước Mĩ, Anh, Pháp là gì?
A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quy trình quản lí, tổ chức sản xuất.
C. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.
D. Gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 4: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chính sách huấn luyện quân đội.
B. Hệ thống thuộc địa không đồng đều.
C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.
D. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao.
Câu 5: Thực chất Chính sách Kinh tế mới là:
A. sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn XHCN.
B. sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
C. chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.
D. sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 6: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga là:
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cuộc cách mạng vô sản.
D. cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 7: Ong Kẹo và Commađam đã lãnh đạo khởi nghĩa ở nơi nào?
A. Xavanakhét
B. Cao nguyên Bôlôven
C. Châu Đốc, Hà Tiên
D. Cao nguyên Lang Bian
Câu 8: Minh Trị Thiên hoàng đã có hành động như thế nào đối với chế độ Mạc phủ?
A. Duy trì Mạc phủ như là Bộ nội vụ trong chính phủ mới.
B. Giải tán Mạc phủ nhưng cho Shogun làm Thủ tướng.
C. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ.
D. Duy trì Mạc phủ về mặt hình thức, không có thực quyền.
II. Phần tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. Vì sao Nhật Bản coi chính sách giáo dục là nhân tố chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa?
Câu 2: “Giống như mặt trời chói lọi,… chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghiã to lớn và sâu xa như thế.” (Hồ Chí Minh).
a) Với nhận định trên, Hồ Chí Minh muốn khẳng định tầm vóc và giá trị to lớn của cuộc cách mạng nào? Nêu ý nghĩa tính chất của cuộc cách mạng đó?
b) Cuộc cách mạng đó có ảnh hưởng gì tới Việt Nam?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | D | B | C | D | C | B | C |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Ngành kinh tế nào của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
A. Ngoại thương.
B. Công nghiệp
C. Nông nghiệp
D. Nội thương
Câu 2. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chỉ kéo dài trong 18 tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Thiếu nguyên vật liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ
B. Sức mua của người dân tăng chóng mặt.
C. Số vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế.
D. Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra liên miên.
Câu 3. Thực chất chính sách kinh tế mới là
A. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
B. Chuyển từ nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.
C. Sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
D. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 4. Từ chính sách kinh tế mới ở nước Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước
B. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn
D. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng
Câu 5. Ai là người đề ra và thực hiện "chính sách mới" đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)
A. Ru-dơ-ven
B. Sớc -sin
C. Tru-man
D. Đa-oét
Câu 6. Ý nào sau đây không là lý do khiến giới cầm quyền Nhật Bản lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước?
A. Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế
B. Tấm gương phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Đức đã giúp cho nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
C. Truyền thống quân phiệt hóa của Nhật Bản
D. Khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa
Câu 7. Các nước Mĩ, Anh, Pháp vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách
A. Đàn áp phong trao cách mạng của giai cấp công nhân
B. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.
C. Phát xít hóa bộ máy Nhà nước
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
Câu 8. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?
A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần
B. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được
D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ
Câu 9. Kết quả đạt được trong đêm khởi nghĩa 24-10-1917 là
A. Quân cách mạng chiếm được Cung điện Mùa đông và bao vây Pê-tơ-rô-grat.
B. Toàn bộ Pê-tơ-rô-grat thuộc về tay quần chúng cách mạng.
C. Quân khởi nghĩa bao vây toàn bộ Pê-tơ-rô-grat.
D. Quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông
Câu 10. Người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận cách mạng tháng Mười Nga là
A. Nguyễn Thị Minh Khai
B. Lê Hồng Phong
C. Trần Phú
D. Nguyễn Ái Quốc
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | C | 11 | A | 21 | C | 31 | C |
2 | A | 12 | D | 22 | A | 32 | B |
3 | D | 13 | B | 23 | B | 33 | A |
4 | A | 14 | C | 24 | D | 34 | C |
5 | A | 15 | A | 25 | B | 35 | D |
6 | B | 16 | D | 26 | A | 36 | C |
7 | B | 17 | D | 27 | B | 37 | D |
8 | A | 18 | A | 28 | A | 38 | A |
9 | D | 19 | C | 29 | B | 39 | D |
10 | D | 20 | A | 30 | C | 40 | B |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đăk Song. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: