TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ TỔ: LỊCH SỬ - GDCD (Đề có 02 trang) | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn: LỊCH SỬ - Khối lớp: 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?
- Thực hiện chính sách đối ngoại hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.
- Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước?
- Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.
- Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan.
Câu 2. Những kế hoạch dài hạn 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội được Liên Xô tiến hành trong giai đoạn 1928 – 1941 là do
- đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa đất nước.
- muốn trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất.
- yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.
- ý muốn của những người lãnh đạo đất nước.
Câu 3. Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là
- quân cách mạng đã chiếm được các công sở.
- nhân dân tiếp tục đấu tranh, củng cố chính quyền cách mạng.
- bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng.
- lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
Câu 4. Trong những năm 1933 – 1939, Đảng Quốc xã (Đức) đã có những hoạt động gì để gây ảnh hưởng trong quần chúng?
- Tuyên truyền chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc.
- Tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chống các hòa ước bất bình đẳng.
- Tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, chống các đảng phái phản động.
- Tuyên truyền chủ nghĩa bành trướng, chống các đảng phái dân chủ.
Câu 5. Đường lối đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle (Đức) trong những năm 1933 – 1939?
- Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn.
- Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước thế giới.
- Bắt tay với các nước XHCN và dân chủ.
- Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh.
Câu 6. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tới quan hệ quốc tế trong thời gian giữa hai cuộc CTTG (1918 – 1939) ?
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2.
- Mối quan hệ hợp tác giữa các nước đế quốc và thuộc địa được xác lập.
- Quan hệ đối ngoại giữa các nước tư bản ngày càng chặt chẽ hơn.
- Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác cùng có lợi giữa các nước.
Câu 7. Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
- Cách mạng vô sản.
- Cách mạng tư sản.
- Cách mạng dân chủ tư sản.
- Cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động tới nước Đức trong những năm 1929 - 1933?
- Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, đình chỉ sản xuất.
- Khủng hoảng chính trị trầm trọng.
- Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh
- Số người thất nghiệp tăng, đấu tranh của quần chúng gay gắt.
Câu 9. Hệ thống các văn kiện được ký kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là
- Trật tự Vécxai.
- Trật tự Oasinhtơn.
- Trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
- Trật tự đa cực
Câu 10. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì?
- Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước.
- Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.
- Tiến hành cải cách kinh tế xã hội ở trong nước.
Câu 11. Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
- tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
- tình hình chính trị, xã hội ổn định.
- nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới.
- các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá.
Câu 12. Chính sách kinh tế mới ở Nga (1921) không đề ra chủ trương nào trong lĩnh vực công nghiệp?
- Thành lập Ban quản lí dự án các khu công nghiệp nặng.
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
- Nhà nước khôi phục phát triển công nghiệp nặng.
- Cho phép tư nhân lập xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 13. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì :
- sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
- sự phát triển không đều về kinh tế.
- chứa đựng những mâu thuẫn, bất ổn về quyền lợi.
- các nước đều có sức mạnh cạnh tranh riêng.
Câu 14. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là
- Nguyễn Ái Quốc.
- Lê Hồng Phong.
- Nguyễn Thị Minh Khai.
- Trần Phú.
Câu 15. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
- phát triển các ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ.
- đẩy mạnh quan hệ thương mại, hợp tác với các nước.
- đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp.
- công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 16. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
- Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.
- Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn.
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
- Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nước Nga bước vào thời kỳ xây dựng chế độ mới trong hoàn cảnh nào? Nội dung của chính sách Kinh tế mới (NEP) ?
Câu 2: (3 điểm)
Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? Để thoát ra khỏi khủng hoảng các nước tư bản đã làm gì ?
ĐÁP ÁN đề kiểm tra học kỳ i
môn: LỊCH SỬ 11
A. Phần Trắc nghiệm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đ.A | D | A | D | A | D | A | C | C | C | D | A | A | C | A | D | C |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.