TRƯỜNG THPT PHÙ NINH | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ THI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là cách mạng
A. tư sản triệt để.
B. giải phóng dân tộc.
C. dân chủ tư sản.
D. vô sản.
Câu 2: Ý nào chứng tỏ Mĩ đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
A. Giữ vai trò trung lập với các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.
B. Chính sách láng giềng thân thiện với Mĩ Latinh.
C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
D. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.
Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A. Tư sản.
B. Thiên hoàng.
C. Tướng quân.
D. Thủ tướng.
Câu 4: Sự kiện nào biến Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp vào nửa sau thế kỉ XIX?
A. Pháp gây áp lực buộc Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ.
B. Giáo sĩ phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.
C. Xiêm nhường quyền bảo hộ cho thực dân Pháp.
D. Thực dân Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884.
Câu 5: Đức là nước hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì
A. có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ.
B. lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị hiện đại.
C. là nước đế quốc “già” nhưng có ít thuộc địa.
D. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng ít thuộc địa.
Câu 6: Nước thu được nhiều lợi nhuận nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là
A. Italia.
B. Mĩ.
C. Pháp.
D. Nhật Bản.
Câu 7: Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX
A. hầu hết đều thất bại.
B. đều giành được độc lập.
C. buộc Pháp rút khỏi Đông Dương.
D. buộc Pháp tiến hành cải cách.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nào là biểu tượng cho liên minh chiến đấu của hai nước Việt Nam và Campuchia vào nửa sau thế kỉ XIX?
A. Pu-côm-bô.
B. Si-vô-tha.
C. Com-ma-đam.
D. A-cha Xoa.
Câu 9: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên nhằm duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Liên minh châu Âu.
D. Khối Liên minh.
Câu 10: Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là
A. lũng đoạn về chính trị và văn hóa.
B. chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.
C. làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.
D. chi phối nền kinh tế và quân sự.
Câu 11: Chủ trương của Mĩ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 là
A. giữ quan hệ ngoại giao trong tư thế nước lớn.
B. cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
D. cùng nhau giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Câu 12: Đầu thế kỉ XX, sự kiện nào được nhân dân Ấn Độ coi là ngày quốc tang?
A. Đảng Quốc đại phân hóa.
B. Đạo luật chia cắt Ben-gan được ban hành.
C. Đạo luật chia cắt Ben-gan có hiệu lực.
D. Lãnh tụ Tilắc bị bắt.
Câu 13: Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918) của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về phe
A. Liên minh.
B. Hiệp ước.
C. Phát xít.
D. Đồng minh.
Câu 14: Những năm đầu thế kỉ XX, Anh thực hiện đạo luật chia cắt Ben-gan ở Ấn Độ dựa trên cơ sở
A. tôn giáo.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. kinh tế.
Câu 15: Chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công - nông - binh.
B. nền chuyên chính của giai cấp vô sản.
C. nền chuyên chính của quý tộc và phong kiến.
D. chính quyền của giai cấp tư sản.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX.
Câu 2.
a. Lập bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:
Nội dung so sánh | Cuộc Duy tân Minh Trị | Cách mạng tháng Mười Nga |
Nhiệm vụ |
|
|
Lãnh đạo |
|
|
Hình thức |
|
|
Tính chất |
|
|
b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam.
ĐÁP ÁN CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1C | 2A | 3C | 4D | 5D |
6B | 7A | 8A | 9B | 10B |
11C | 12C | 13B | 14A | 15A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Nét chính về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX.
- Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên,
- Chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng nên không thể tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược vào Đông Nam Á.
- Cụ thể: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
- Xiêm (Thái Lan) vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.
Câu 2:
a. Bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
Nội dung | Cuộc Duy tân Minh Trị | Cách mạng tháng Mười Nga |
Nhiệm vụ | Lật đổ chế độ Mạc phủ; đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN | Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời; đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN |
Lãnh đạo | Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa | Giai cấp vô sản (Đảng Bônsêvích) |
Hình thức | Duy tân cải cách. | Nội chiến. |
Tính chất | Cách mạng tư sản không triệt để. | Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN) |
b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:
- Năm 1920, sau khi tiếp xúc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN....
- Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước thông qua sách báo, tài liệu bí mật,... huấn luyện cán bộ,...
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Phù Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: