TRƯỜNG THPT YÊN LẬP | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào?
A. Thế kỉ XVII
B. Thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ XIX
D. Giữa thế kỉ XIX
Câu 2. Biểu hiện của mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam giai đoạn này là
A. Xung đột về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp tăng lên
B. Làng xóm xơ xác, tiêu điều, đời sống nhân dân cực khổ
C. Các cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước
D. Xã hội loạn lạc, nông dân bị bần cùng hóa
Câu 3. Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị cản trở phát triển vì
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành
B. Gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời
C. Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân Việt Nam
D. Kĩ thuật canh tác quá lạc hậu
Câu 4. Để nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, yêu cầu đặt ra là gì?
A. Thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc
B. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản vào Việt Nam
C. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời
D. Thay đổi kĩ thuật canh tác đã lạc hậu
Câu 5. Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta
B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam
C. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á
Câu 6. Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?
A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài
B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết
C. Mua chộc quan lại nhà Nguyễn
D. Thông qua các thương nhân Pháp để timg hiểu tình hình Việt Nam
Câu 7. Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì?
A. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân
B. Tăng cường liên kết với các nước trong kv để tăng tiềm lực
C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực
D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để
Câu 8. Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đà Nẵng (1858) chứng tỏ điều gì?
A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt
B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
C. Là hoạt động dọn đường, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp
D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp
Câu 9. Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?
A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp
B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc
C. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
D. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp
Câu 10. Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu
A. Triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp
B. Mộ phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp
C. Lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp
D. Sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, kế thúc sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập
Câu 11. Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam?
A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược
B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác
C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta
D. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh
Câu 12 Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là
A. Phong trào Cần vương
B. Phong trào “tị địa”
C. Phong trào cải cách – duy tân đất nước
D. Phong trào nông dân Yên Thế
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1B | 2C | 3B | 4A | 5C | 6B | 7A | 8B | 9B | 10D |
11C | 12A | 13C | 14B | 15A | 16B | 17C | 18D | 19B | 20D |
21C | 22B | 23A | 24B | 25A | 26C | 27C | 28C | 29D | 30C |
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nửa sau thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là thuộc địa của thực dân
A. Bồ Đào Nha.
B. Anh.
C. Tây Ban Nha.
D. Pháp.
Câu 2: Sự kiện mở đầu Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông vào ngày 25/10/1917.
B. cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Mát-xcơ-va.
C. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.
D. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân ở Mát-xcơ-va.
Câu 3: Ý nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
A. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.
B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
C. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ.
D. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ.
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 có đặc điểm gì?
A. Khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 5: Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về phe
A. Hiệp ước.
B. Đồng minh.
C. Phát xít.
D. Liên minh.
Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. quá trình tập trung lực lượng của tổ chức Đồng minh hội đã chín muồi.
B. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc.
C. giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.
D. các nước đế quốc tăng cường xâu xé bóc lột nhân dân Trung Quốc.
Câu 7: Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành
A. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất.
B. tăng cường mở rộng, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa.
C. thiết lập chế độ độc tài phát xít, ráo riết chạy đua vũ trang.
D. phát triển công nghiệp quốc phòng, ứng dụng khoa học tiên tiến.
Câu 8: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp
A. địa chủ.
B. nông dân.
C. tư sản.
D. công nhân.
Câu 9: Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc là
A. “đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
B. “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.
D. “tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình”.
Câu 10: Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 xuất phát từ
A. lợi ích của nước Mĩ.
B. việc muốn xây dựng một thế giới hòa bình.
C. lợi ích của cả hai nước.
D. việc muốn cải thiện quan hệ hai nước.
Câu 11: Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là
A. quân chủ lập hiến.
B. chuyên chế tập quyền.
C. quân chủ chuyên chế.
D. cộng hòa liên bang.
Câu 12: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
B. Đức tuyên chiến với Pháp.
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
D. Sự hình thành phe Hiệp ước.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1. Trắc nghiệm
1D | 2C | 3D | 4B | 5D |
6B | 7A | 8C | 9B | 10A |
11A | 12A | 13D | 14D | 15A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa
A. Các chúa phong kiến
B. Địa chủ và tư sản
C. Tư sản và phong kiến
D. Phong kiến và nông dân
Câu 2. Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?
A. Pháp, Tây Ban Nha
B. Anh, Bồ Đào Nha
C. Anh, Hà Lan
D. Anh, Pháp
Câu 3. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?
A. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ
B. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ
C. Chế độ phong kiến Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn
D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ
Câu 4. Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh coi Ấn Độ là
A. Thuộc địa quan trọng nhất
B. Đối tác chiến lược
C. Kẻ thù nguy hiểm nhất
D. Chỗ dựa tin cậy nhất
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?
A. Ra sức vơ vé lương thực, nguyên liệu cho chính quốc
B. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô
D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận
Câu 6. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, ở Ấn Độ đã diễn ra tình trạng hay sự kiện gì?
A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết
B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ
C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ
D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh
Câu 7. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở ẤN Độ có điểm gì đáng chú ý?
A. Chính phủ Anh cai trị trực tiếp
B. Cai trị thông qua bộ máy chính quyền bản xứ
C. Dựa vào các chúa phong kiến Ấn Độ để cai trị
D. Là sự kết hợp giữa bộ máy chính quyền thực dân và các chúa phong kiến
Câu 8. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình tại Ấn Độ,thực dân Anh đã thực hiện thủ đoạn
A. Dung dưỡng giai cấp tư sản Ấn Độ
B. Loại bỏ các thế lực chống đối
C. Câu kết với các chúa phong kiến Ấn Độ
D. Chia để trị
Câu 9. Ngày 1 -1 – 1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố
A. Đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ
B. Đồng thời là Thủ tướng Ấn Độ
C. Ấn Độ là một bộ phận không thể tách rời của nước Anh
D. Nới lỏng quyền tự trị cho Ấn Độ
Câu 10. Ý nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
A. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ
B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ
C. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ
D. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội
Câu 11. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ công cuộc khai thác
B. Đều thực hiện chế độ cai trị trực trị, cai trị trực tiếp, chia để trị
C. Đầu tư phát triển công nghiệp ở thuộc địa
D. Thực hiện chế độ cai trị gián trị, cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai
Câu 12. Từ giữa thế kỉ XIX, thành phần xã hội dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Ấn Độ là
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức
C. Địa chủ và tư sản
D. Tư sản và công nhân
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1A | 2D | 3A | 4A | 5B | 6A | 7A | 8D | 9A | 10C |
11B | 12B | 13B | 14B | 15A | 16A | 17B | 18D | 19A | 20C |
21C | 22B | 23A | 24D | 25C | 26B | 27B | 28A | 29D | 30A |
....
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2020 Trường THPT Yên Lập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: