Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt có đáp án

SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG                                             ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TRƯỜNG THPT HUỲNH MẪN ĐẠT                                       MÔN SINH HỌC 11

                                                                                              NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                                            Thời gian làm bài 45 phút

Họ và tên:……………………………………..

Lớp:11C…

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)  Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?

A. Con đường qua thành tế bào -  không bào.  

B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào.

C. Con đường qua không bào – gian bào.         

D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.

Câu 2. Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa trao đổi chất trong tế bào với trao đổi chất của cơ thể:

A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào không liên quan đến sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

C. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là cơ sở cho chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

D. Chỉ có trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quyết định sự tồn tại của sinh vật.

Câu 3. Sản phẩm của pha sáng gồm           

A. ADP, NADPH, O2.                B. ATP, NADPH, O2.                

C. Cacbohiđrat, CO2.                D. ATP, NADPH.

Câu 4. Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường 

A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi

B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi

C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi 

D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi

Câu 5. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

A. nước.                                             B. ion khoáng.                      

C. nước và ion khoáng.                      D. Saccarôza và axit amin.

Câu 6. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:

I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra 

II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí

III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá

IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá

A. I, II.                B. I, III.                      C. II, III.                 D. II, IV.

Câu 7. Thoát hơi nước qua lá bằng con đường              

A. qua khí khổng, mô giậu                  B. qua khí khổng, cutin           

C. qua cutin, biểu bì.                           D. qua cutin, mô giậu

Câu 8. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm

A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 9. Cố định nitơ khí quyển là quá trình

A. biến N2 trong không khí thành nito tự do trong đất nhờ tia lửa điện trong không khí.

B. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm.

C. biến N2  trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.

D. biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ tác động của con người.

Câu 10. Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ?

A. Qúa trình nitrat hóa và phản nitrat hóa.                  B. Qúa trình amôn hóa và phản nitrat hóa.

C. Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa.                          D. Qúa trình cố định đạm.

{-- Từ câu 11-20 của Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 21. Qua hô hấp hiếu khí ra trong ti thể tạo ra

A. 38 ATP.                      B. 36 ATP.                      C. 32 ATP.                        D. 34 ATP.

Câu 22. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

A. Giải phóng năng lượng ATP.                           B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.

C. Tạo các sản phẩm trung gian.                         D. Tổng hợp các chất hữu cơ.

Câu 23. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?

A. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng).

B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.

C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.

D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.

Câu 24. Để trẻ em hấp thụ tốt vitamin A, trong khẩu phần ăn ngoài các loại thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng còn có thêm một lượng vừa phải của chất nào sau đây?

A. Dầu ăn.          B. Cồn 900.          C. Nước.          D. Benzen hoặc axêtôn.

Câu 25. Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng hóa chất nào sau đây?

A. Cồn 900 hoặc benzen.                 B. Cồn 900 hoặc NaCl.         

C. Nước và Axêtôn.                         D. Cồn 900 hoặc benzen hoặc axêtôn.

Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây sẽ làm cây héo rũ và chết khi ta bón phân cho cây quá liều lượng?

A. Phân bón làm cây nóng quá nên cháy lá, khô thân.

B. Phân bón làm cây quá thừa dinh dưỡng gây ngộ độc.

C. Phân bón tạo ra áp suất thẩm thấu ngoài đất quá cao.

D. Phân bón làm đen rễ và thối rễ cái lẫn rễ con.

Câu 27. Lực chủ yếu vận chuyển nước từ thân lên lá đó là:

A. Lực hút của lá qua quá trình thoát hơi nước.

B. Áp suất  rễ được hình thành qua quá trình hút nước của rễ

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa nước với thành mạch.

D. Cơ chế thẩm thấu được hình thành do sự chênh lệch nồng độ.

Câu 28. Thực vật hấp thụ ni tơ ở dạng nào?

A. Ni tơ phân tử                                                                     B. Dạng ion NH-4 và NO3+

C. Dạng ion NH+4 và NO3-                                                     D. Dạng NH4 và NO3

Câu 29. Lợi thế của thực vật C4:

A.  cần ít lượng tử ánh sáng để cố định CO2

B.  xảy ra ở điều kiện nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3

C.  sử dụng nước một cách kinh tế hơn thực vật C3

D.  sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3

Câu 30. Chu trình Canvin -Benson không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng không xảy ra vào ban đêm, vì sao?

A. Vì ban đêm nhiệt độ thấp không thích hợp với các phản ứng hoá học      

B.  Vì  nồng độ CO2 thường giảm vào ban đêm

C.  Vì chu trình Canvin -Benson phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng

D. Vì  thực vật thường mở khí khổng vào ban đêm

Câu 31. Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho pha tối:

A. năng lượng ánh sáng                   B.  CO2                       C.  H2O                       D.  ATP và NADPH

{-- Từ câu 31-40 của Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: 

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?