Đề ôn tập Ankan - Ankadien - Anken - Ankin môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Huệ

ĐỀ ÔN TẬP ANKAN – ANKEN – ANKADIEN – ANKIN MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

 

ĐỀ 1:

Câu 1: Đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?

A. 3 đồng phân.                      B. 4 đồng phân.                       C. 5 đồng phân.                     D. 6 đồng phân

Câu 2: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là

A. Phản ứng tách.                   B. Phản ứng thế.                     C. Phản ứng cộng.                   D. Cả A, B và C.

Câu 3: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

A. 2.                            B. 3.                                        C. 5.                            D. 4.

Câu 4: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

A. CnHn, n ≥ 2.                                                 B. CnH2n+2, n ≥1 .
C. CnH2n-2, n≥ 2.                                             D. CnH2n-2, n≥ 3.

Câu 5: đốt cháy hoàn toàn 3,60g ankan X thu được 5,60 lít khí CO2 (đktc).Công thức phân tử X là trường hợp nào sau đây?

A. C3H8                       B. C5H10                                   C. C5H12                      D. C4H10

Câu 6: Ankan Y phản ứng với brom tạo ra 2 dẫn xuất monobrom có tỷ khối hơi so với H2 bằng 61,5. Tên của Y là:

A. butan.                     B. propan.                               C. Iso-butan.               D. 2-metylbutan.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:

A. CH4 và C2H6.         B. C2H6 và C3H8.                    C. C3H8 và C4H10.      D. C4H10 và C5H12

Câu 8: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:

A. 5,6 lít.                     B. 2,8 lít.                                 C. 4,48 lít.                   D. 3,92 lít.

Câu 9: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:

A. 176 và 180.            B. 44 và 18.                             C. 44 và 72.                 D. 176 và 90

Câu 10: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Metan ?

A. Cách 1.                                                 B. Cách 2.         

C. Cách 3.                                                 D. Cách 2 hoặc Cách 3.

Câu 11: Ankan X có công thức phân tử  C5H12, khi tác dụng với clo tạo được 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là

A. pentan                     B. isopentan                C. neopentan               D.2,2- đimetylpropan

Câu 12: Cho vào ống nghiệm khô khoảng 4 : 5 gam hỗn hợp bột mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Dẫn khí sinh ra lần lượt vào các ống nghiệm đựng : dung dịch brom, dung dịch thuốc tím. Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm đựng dung dịch brom và dung dịch thuốc tím là

A. dung dịch brom và dung dịch thuốc tím đều mất màu.

B. dung dịch brom mất màu, dung dịch thuốc tím không nhạt màu.

C. dung dịch brom không nhạt màu, dung dịch thuốc tím mất màu.

D. dung dịch brom và dung dịch thuốc tím đều không nhạt màu.

Câu 13: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan.                B. 3-metylpent-3-en.               C. 3-metylpent-2-en.   D. 2-etylbut-2-en.

Câu 14: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.         

C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

B. Phản ứng trùng hợp của anken.

D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 15: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3);

3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau ?

A. (3) và (4).               B. (1), (2) và (3).                     C. (1) và (2).                D. (2), (3) và (4).

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ 2

Câu 1:  Chất nào sau đây là đồng đẳng của metan?

A. C2H4                   B. C3H6                   C. C3H8                  D. C4H8

Câu 2: Hãy chọn khái niệm đúng về hiđrocacbon no:

A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

B. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

C. Hiđrocacbon mà trong phân tử chứa 1 nối đôi đ­ược gọi là hiđrocacbon no.

D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có 2 nguyên tố cacbon và hiđro.

Câu 3: Có bao nhiêu ankan đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H10?

A. 3 đồng phân                       B. 4 đồng phân                        C. 5 đồng phân            D. 2 đồng phân.

Câu 4: Công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây ?

A. 2,3-đimetylbutan                                                   B. 2,3-metylpentan

C. 2,3-đimetylpentan                                                  D. 2,3-metylbutan.

Câu 5: Khi cho propan (CH3-CH2-CH3) tác dụng với khí Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1 (ánh sáng) sẽ tạo ra sản phẩm chính hữu cơ là :

A. CH3-CH(Cl)-CH3                          B. CH3-CH2-CH2OH 

C. CH3-CH(OH)CH3                          D. CH3- CH2-CH2Cl

Câu 6: Các hiđrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây ?

A. Hiđrocacbon no có phản ứng thế.

B. Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.

C. Hiđrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.

D. Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.

Câu 7: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:

A. CnHn, n ≥ 2.                                                 B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).
C. CnH2n-2, n≥ 2.                                             D. CnH2n-2, n≥ 3.

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,60g ankan X thu được 5,60 lít khí CO2 (đktc).Công thức phân tử X là trường hợp nào sau đây?

A. C3H8                 B. C5H10                            C. C5H12                D. C4H10

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankan A, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là

A. 2,4 gam.                             B. 6,6 gam                   C. 2,5 gam.                              D. 4,5 gam.

Câu 10: Trong công nghiệp, metan được lấy từ 

A. Khí dầu mỏ và khí thiên nhiên                                   B. phân huỷ hợp chất hữu cơ  

C. chưng cất dầu mỏ                                                        D. tổng hợp từ C và H2

Câu 11: Ankan X có công thức phân tử  C5H12, khi tác dụng với clo tạo được 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là

A. pentan                     B. isopentan                C. neopentan               D.2,2- đimetylpropan

Câu 12: Không thể  điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?

A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút.                                                 

B. Canxicacbua tác dụng với nước.

C. Nung natri axetat với vôi tôi xút.                          

D. Điện phân dung dịch natri axetat.

Câu 13: Hiđrocacbon A làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom, A là chất nào sau đây ?

 A. Propan.                  B. Isobutan.                C.Etilen                       D. Neo pentan.

Câu 14: Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu anken đồng phân ?

A. 4.                                     B. 5.                                        C. 3.                                           D. 7.

Câu 15: Anken nào sau đây có đồng phân hình học

A. But-2-en           B. 2-metylbut-2-en            C. But-1-en         D. 3-metylbut-1-en

Câu 16: Có 2 bình chứa hai khí riêng biệt mất nhãn là metan và etilen. Để phân biệt chúng ta dùng:

A. DD nước brom.      B. DD nước vôi trong.                        C. Tàn đóm đỏ.           D. Quì tím.

Câu 17: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH=CHCH3.                     B. CH3CH=CH(CH3)2.            C. CH2=CH(CH3)2.     D. CH2=CHCH2CH3.

Câu 18: Khi cho But-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.                                       C. CH3-CH2-CHBr-CH3.

B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .                                      D. CH3-CH2-CH2-CH2Br..

Câu 19: Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan  và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm thể tích của khí metan trong hỗn hợp là:          

A. 60,0%.                                 B. 37,5%.                               C. 25,0%.                    D. 50,0%.

Câu 20: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.

A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.                                B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.

C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.                                D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề ôn tập Ankan - Ankadien - Anken - Ankin môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?