Bài tập ôn tập chuyên đề Hidrocacbon thơm môn Hóa học 11 năm 2020
Câu 1: Trong phân tử benzen:
A. 6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặt phẳng.
B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C.
C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.
D. Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.
Câu 2: Cho các công thức :
Cấu tạo nào là của benzen ?
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) ; (2) và (3).
Câu 3: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6 ; n < 6. B. CnH2n-6 ; n < 3. C. CnH2n-6 ; n > 5. D. CnH2n-6 ; n > 6.
Câu 4: Cho các chất:
C6H5CH3 (1)
p-CH3C6H4C2H5 (2)
C6H5C2H3 (3)
o-CH3C6H4CH3 (4)
Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là:
A. (1); (2) và (3).
B. (2); (3) và (4).
C. (1); (3) và (4).
D. (1); (2) và (4).
Câu 5: Chât cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?
A. o-xilen.
B. m-xilen.
C. p-xilen.
D. 1,5-đimetylbenzen.
Câu 6: CH3C6H4C2H5 có tên gọi là:
A. etylmetylbenzen.
B. metyletylbenzen.
C. p-etylmetylbenzen.
D. p-metyletylbenzen.
Câu 7: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen.
B. n-propylbenzen.
C. iso-propylbenzen.
D. đimetylbenzen.
Câu 8: Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa :
A. vòng benzen.
B. gốc ankyl và vòng benzen.
C. gốc ankyl và 1 benzen.
D. gốc ankyl và 1 vòng benzen.
Câu 9: Điều nào sau đâu không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen ?
A. vị trí 1, 2 gọi là ortho.
B. vị trí 1,4 gọi là para.
C. vị trí 1,3 gọi là meta.
D. vị trí 1,5 gọi là ortho.
Câu 10: Tính chất nào không phải của benzen ?
A. Dễ thế.
B. Khó cộng.
C. Bền với chất oxi hóa.
D. Kém bền với các chất oxi hóa.
Câu 11: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as).
B. Benzen + H2 (Ni, p, to).
C. Benzen + Br2 (dd).
D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).
Câu 12: Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là:
A. thế, cộng.
B. cộng, nitro hoá.
C. cháy, cộng.
D. cộng, brom hoá.
Câu 13: Tính chất nào không phải của toluen ?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).
B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, to.
D. Tác dụng với dung dịch Br2.
Câu 14: So với benzen, toluen + dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ):
A. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluen và p – nitro toluen.
B. Khó hơn, tạo ra o – nitro toluen và p – nitro toluen.
C. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluen và m – nitro toluen.
D. Dễ hơn, tạo ra m – nitro toluen và p – nitro toluen.
Câu 15: Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng:
A. Cộng vào vòng benzen.
B. Thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.
C. Thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4.
D. Thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4.
Câu 16: Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2.
B. không khí H2 ,Ni,to.
C. dd KMnO4.
D. dd NaOH.
Câu 17: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Brom (dd).
B. Br2 (Fe).
C. KMnO4 (dd).
D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd).
Câu 18: Để phân biệt được các chất Hex-1-in, Toluen, Benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. dd AgNO3/NH3.
B. dd Brom.
C. dd KMnO4.
D. dd HCl.
Câu 19: Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:
A.13,52 tấn.
B. 10,6 tấn.
C. 13,25 tấn.
D. 8,48 tấn.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:
A. C9H12.
B. C8H10.
C. C7H8.
D. C10H14.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập ôn tập chuyên đề Hidrocacbon thơm môn Hóa học 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:
- Củng cố kiến thức chương Hidrocacbon không no, hidrocacbon thơm
- Bộ 8 đề kiểm tra 1 tiết Chương Hidrocacbon không no Hóa 11 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.