TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN ĐỀ KSCL HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Người học nhiều không nhất định là người có văn hóa. Người có kiến thức rộng cũng không nhất định là người có văn hóa. Rất nhiều khi, học vấn và địa vị của một người hoàn toàn không chứng tỏ rằng người ấy là người có văn hóa.
Kỳ thực, văn hóa của một người là đến từ sự tu dưỡng nội tâm, đến từ sự nâng cao tâm tính của người ấy. Cho nên, nếu chỉ có học vấn cao mà khuyết thiếu sự tu dưỡng nội tâm thì đó không nhất định đã là người thực sự có văn hóa.
Một người, nếu có thể đặt tâm tu dưỡng, có thể tự giác ngay cả khi không có người nhắc nhở, có thể ước thúc (tự ràng buộc được sự tự do của bản thân), lương thiện suy nghĩ cho người khác thì mới thực sự là người có văn hóa.
… …
Ở trong phạm vi nhỏ như gia đình, hay lớn như những nơi công cộng, người có văn hóa sẽ nói chuyện nhỏ nhẹ. Họ lấy việc “không làm ảnh hưởng đến người khác” làm tiêu chuẩn hàng đầu. Người như vậy, họ luôn biết rõ chuyện gì là riêng tư không thể động đến. Bởi vì biết tự do cá nhân nên họ cũng sẽ không bàn tán thị phi, xen vào cuộc sống riêng tư của người khác. Họ tôn trọng người khác, không làm ảnh hưởng đến người khác nên người khác cũng bởi vậy mà tin tưởng và tôn trọng họ.
(Theo An Hòa,Trithucvn.net, 20/10/2017)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.(0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích bàn về vấn đề gì ?(0,5 điểm)
Câu 3. Hãy cho biết tác dụng của phép lặp từ “văn hóa” trong đoạn trích.(1,0 điểm).
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm: “học vấn và địa vị của một người hoàn toàn không chứng tỏ rằng người ấy là người có văn hóa” không? Vì sao?.(1,0 điểm).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của việc tu dưỡng văn hóa với mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, từ đó hãy nhận xét về bút pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Nội dung của đoạn trích: Bàn về người có văn hóa/ Biểu hiện của người có văn hóa.
Câu 3:
Tác dụng của phép lặp từ “văn hóa”:
- Nhấn mạnh vào vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích
- Tạo tính liên kết giữa các câu và đoạn văn.
Câu 4:
Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân có thể đồng tình hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối nhưng phải có giải thích thuyết phục, phù hợp với đạo đức xã hội.
- Đồng tình: Học vấn và địa vị cho thấy trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn, còn văn hóa thể hiện ở cách ứng xử, thái độ sống cho nên người có học vấn có địa vị cao nhưng hành xử lệch chuẩn thì cũng không phải là người có văn hóa.
- Không đồng tình: Trình độ học vấn và địa vị chứng tỏ hiểu biết của một người. Một người có trình độ sẽ có ứng xử phù hợp, chuẩn mực.
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình: Kết hợp cả 2 ý kiến trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Tầm quan trọng của việc tu dưỡng văn hóa
c. Triển khai vấn đề: lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; nêu được tầm quan trọng của việc tu dưỡng văn hóa ở mỗi người.
Có thể triển khai theo hướng:
- Văn hóa là thước đo giá trị con người, là nền tảng của mọi xã hội. Việc rèn luyện, tu dưỡng văn hóa đối với mỗi người rất quan trọng, nhất là trong xã hội hiện nay.
- Nếu không chú ý rèn luyện, tu dưỡng văn hóa thì xã hội sẽ đảo lộn, nhiều thói hư tật xấu, cách hành xử sai trái ngang nhiên diễn ra và như thế mối quan hệ giữa người với người sẽ mất đi tính nhân văn, cao đẹp.
- Tu dưỡng rèn luyện văn hóa sẽ tạo thiện cảm với mọi người, nâng cao giá trị bản thân trong cuộc sống.
- Mọi người đều có ý thức tu dưỡng văn hoá tạo nền tảng cho một xã hội phát triển tốt đẹp.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối, nhận xét về bút pháp nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc – HCM và bài thơ Chiều tối
Cảm nhận bài thơ:
Vẻ đẹp thiên nhiên (2 câu đầu):
- Hai câu thơ đầu gợi tả vẻ đẹp của buổi chiều với những hình ảnh mang tính ước lệ, truyền thống: cánh chim chiều, chòm mây lẻ loi
- Bức tranh thiên nhiên thể hiện tình yêu thiên nhiên và ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo, thấm thía của một người tù cộng sản trên đường chuyển lao. Nỗi niềm của nhân vật trữ tình được gửi gắm qua các từ ngữ giàu sắc biểu cảm: quyện điểu/chim mỏi; cô vân/ chòm mây lẻ loi; mạn mạn/trôi chầm chậm.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề KSCL năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Vĩnh Yên. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---