TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 11
I. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi ;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cuối ăn mưa.
(Chiều xuân – Anh Thơ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2013, tr.51)
Câu 1: Xác các phương thức biểu đạt của văn bản trên (0,5 đ)
Câu 2: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? (0.5 đ)
Câu 3: Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật nào? (1.0đ)
Câu 4: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng. (1.0 đ)
II. Làm văn (7.0 điểm)
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Câu 1.
Phương thức biểu đạt : biểu cảm miêu tả
Câu 2.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 3
Cảnh chiều xuân được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật: mưa bụi, hoa xoan tím rụng tơi bời, cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen’ mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Câu 4:
- Các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: êm êm, im lìm, vu vơ, rập rờn …
- Hiệu quả nhờ tính gợi tả cao, các từ láy trong đoạn thơ đã thâu tóm được sự sống bình lặng của mỗi sự vật và trạng thái yên bình của cảnh vật tạo nên bức tranh xuân êm ả, thơ mộng của chốn quê
II. Làm văn (7.0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm văn nghị luận, kết cấu chặc chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, biết nêu luận điểm và viết đoạn văn trình bày luận điểm.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề đã nêu trong đề bài.
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
- Dẫn bài thơ
Thân bài:
Học sinh phân tích cảnh và tình trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử -Học sinh có nhiều cách để phân tích, miễn sao hợp lí thì giáo viên cho điểm. Sau đây là gợi ý cách phân tích:
Nội dung:
Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
- Câu hỏi tu từ: hỏi hay lời trách móc nhẹ nhàng mời mọc ân cần “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
- Ba câu sau: gợi lên vẽ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn 1.0 1.0 nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả. (Các ý cần có dẫn chứng minh họa)
Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa
- Hai câu đầu: bao quát toàn cảnh với những hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngã gợi cảm giác buồn hiu hắt.
- Hai câu sau: Dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh huyền ảo vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng đau đớn, khắc khoải và khao khát cháy bỏng của nhà thơ. (Các ý cần có dẫn chứng minh họa)
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11- Trường THPT Lạc Long Quân (Đề số 1). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---