Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Lạc lần 2 có đáp án

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

 

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 NĂM HỌC 2019-2020

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - KHỐI 11

 

 
 
 

 

 

Thời gian làm bài:50 phút;  Không kể thời gian giao đề

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................

Câu 81: Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng 1 chuông thủy tinh kín dưới ánh sáng . Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông?

A. Nồng độ CO2 tăng.                                           B. Giảm đến điểm bù của cây C3.

C. Giảm đến điểm bù của cây C4.                       D. Không thay đổi.

Câu 82: Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì

A. giảm độ dày của lớp cutin ở lá.                      B. sử dụng con đường quang hợp CAM.

C. sử dụng con đường quang hợp C3.                 D. vòng đai caspari phát triển giữa lá và cành.

Câu 83: Cao huyết áp là hiện tượng

A. huyết áp tối đa tăng quá mức bình thường và kéo dài.

B. huyết áp tối đa hoặc tối thiểu đều cao hơn mức bình thường và kéo dài.

C. huyết áp tối đa tăng, còn huyết áp tối thiểu giảm.

D. chỉ có huyết áp tối thiểu cao hơn bình thường.

Câu 84: Đặc điểm thường gặp ở cây sống ở vùng khô hạn là gì?

A. Khí khổng tập trung với số lượng lớn ở mặt dưới lá.

B. Lớp cutin dày, số lượng khí khổng ít.

C. Lớp cutin mỏng.

D. Khí khổng luôn mở để thoát hơi nước làm mát cây.

Câu 85: Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho chu trình canvin

A. năng lượng ánh sáng.                                       B. H2O.

C. CO2.                                                                    D. ATP và NADPH.

Câu 86: Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại thành xenlulozo của tế bào thực vật

A. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.

B. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

C. được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

D. được tiêu hóa hóa học nhờ enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.

Câu 87: Tính lượng phân bón (NH4)2SO4 cần bón cho lúa để đạt năng suất 50 tạ/ha. Biết nhu cầu dinh dưỡng N ở lúa là 1,2kg N/ tạ, hệ số sử dụng N ở lúa chỉ đạt 60%, trong đất có khoảng 15kg N do vi sinh vật cố định ra, hàm lượng N trong phân bón (NH4)2SO4  là 21%.

A. 476,2 kg/ tạ.              B. 404,8 kg/ tạ.              C. 357,1 kg/ tạ.              D. 461,2 kg/ tạ.

Câu 88: Sắc tố quang hợp nào không có ở thực vật bậc cao?

A. Antoxian.                  B. Xantophin.                C. Carotenoit.                D. Phicobilin.

Câu 89: Ếch và cóc đều là loài hô hấp qua da nhưng ếch chỉ sống được nơi ẩm ướt ven bờ ao, bờ ruộng, còn cóc có thể sống nơi khô ráo trong góc nhà vì

A. Ở đây có nhiều côn trùng nhỏ là thức ăn ưa thích của cóc.

B. trong nhà ít kẻ thù tự nhiên hơn.

C. trong nhà có nhiệt độ ấm hơn.

D. da cóc xù xì và có nhựa nên chống thoát hơi nước tốt.

Câu 90: Nhóm động vật nào có cơ quan hô hấp khác hẳn các nhóm khác?

A. Thú.                            B. Bò sát.                        C. Cá.                              D. Lưỡng cư.

Câu 91: Trong quang hợp ở thực vật H2O đóng vai trò là

A. chất nhận điện tử.                                            B. chất cho điện tử để oxi hóa CO2.

C. chất nhận hidro                                                D. chất cho hidro và điện tử để khử CO2.

Câu 92: Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất?

A. Các lông hút ở rễ.                                              B. Các mạch gỗ ở thân.                 

C. Lá cây.                                                                D. Cành cây.

Câu 93: Tại sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?

A. Tim làm việc theo bản năng.                          B. Tim hoạt động theo chu kỳ.

C. Tim cấu tạo bằng cơ vân.                                D. Tim có tính tự động.

Câu 94: Vai trò của auxin trong vận động hướng động của cây là gì?

A. Auxin trong tế bào tăng làm cho tế bào tích điện âm.

B. Auxin phân bố không đều ở 2 bên bao lá mầm, thân non, rễ nằm ngang làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tế bào.

C. Auxin ức chế sự sinh trưởng của tế bào thân non và rễ.

D. Auxin kích thích sự sinh trưởng của tế bào thân non và rễ.

Câu 95: Những nguyên nhân nào làm khí khổng đóng?

  1. Cây bị hạn.
  2. Hàm lượng AAB trong tế bào kích thích bơm ion hoạt động.
  3. Kênh ion đóng.
  4. Kênh ion mở, ion rút khỏi tế bào.
  5. Các tế bào giảm áp suất thẩm thấu giảm trương nước.

A. 1,3, 4, 5.                     B. 1,2,3,4.                       C. 2, 3, 4, 5.                    D. 1, 2, 4, 5.

Câu 96: Điểm chung của vận động ở cây ăn sâu bọ và vận động cụp lá của cây trinh nữ do va chạm mạnh là

A. do sự thay đổi sức trương nước của tế bào.  B. có enzim loại pepsin.

C. vận động mang tính chất chu kì.                    D. vận động chịu tác động của phitocrom.

Câu 97: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng vì

A. chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim.

B. chúng được tích lũy trong hạt.

C. chúng cần cho một số pha sinh trưởng.

D. chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan.

Câu 98: Lượng nước thoát qua khí khổng lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần vì

A. diện tích của bề mặt lá lớn.                            B. tổng chu vi của toàn bộ khí khổng lớn.

C. tổng chu vi lá lớn.                                            D. diện tích của mỗi lỗ khí lớn.

Câu 99: Quá trình cố định nito ở các vi khuẩn cố định nito tự do phụ thuộc vào loại enzim

A. đêcacboxilaza.         B. đêaminaza.                C. nitrogenaza.              D. Peroxidaza.

Câu 100: Về thực chất hô hấp nội bào là quá trình

A. nhận O2 và thải CO2 của tế bào.

B. chuyển các nguyên tử hidro từ chất cho sang chất nhận hidro.

C. thu năng lượng của tế bào.

D. thải CO2 của tế bào.

Câu 101: Nguyên nhân nào gây nên dòng khí từ bên ngoài đi vào phổi khi động vật có vú hít thở bình thường?

A. Giảm thể tích bên trong lồng ngực.

B. Các xương sườn hạ xuống làm tăng thể tích lồng ngực.

C. Cơ liên sườn ngoài giãn làm tăng thể tích lồng ngực.

D. Cơ hoành co lại.

Câu 102: Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng

A. vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng tế bào.

B. vận chuyển khí trong hô hấp.

C. điều hòa nhiệt độ.

D. vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

Câu 103: Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng protein ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?

  1. Khối lượng thức ăn hàng ngày lớn.
  2. Vì có biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật.
  3. Hệ vi sinh vật là nguồn bổ sung protein cho cơ thể.
  4. Vì ruột rất dài.
  5. Vì dạ dày 4 ngăn.

A. 1, 2, 3.                        B. 2, 3, 5.                        C. 2, 4, 5.                        D. 1, 4, 5.

Câu 104: Cho các nhận định sau đây về tế bào:

(1) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?

A. 5                                 B. 3                                  C. 2                                 D. 4

Câu 105: Trong ống tiêu hóa, nước được hấp thụ chủ yếu ở

A. Ruột già.                    B. ruột non.                    C. khoang miệng.          D. dạ dày.

Câu 106: Trên một phân tử ADN có khối lượng 720000 đvC có số nuleotit loại Timin chiếm 30%, mạch thứ nhất có 200 nucleotit loại Adenin và 280 nucleotit loại Xitozin. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai?

(1) Tổng số nucleotit của cả ADN là 2400 nucleotit.

(2) Phân tử đó có 120 chu kì xoắn.

(3) Số liên kết hidro của phân tử đó là 2800 liên kết.

(4) Số nucleotit các loại trên mạch thứ hai là: A = 520; T=200; G= 280; X = 200.

A. 2.                                B. 3.                                 C. 4.                                D. 1.

Câu 107: Axit HCl trong dịch vị có vai trò chủ yếu là

A. làm biến tính các phân tử protein.

B. hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ở dạng hoạt động.

C. tiêu diệt vi khuẩn có trong thức ăn.

D. tạo môi trường thích hợp cho enzim pepsin hoạt động.

Câu 108: Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là

A. 5.                                B. 7.                                 C. 4.                                D. 6.

Câu 109: Nhận xét về cơ quan tiêu hóa, điều không đúng là

A. các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.

B. so với loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.

C. các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép.

D. loài ăn thịt và loài ăn thực vật có các enzim tiêu hóa giống nhau.

Câu 110: Ống tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn túi tiêu hóa vì

A. có kích thước dài hơn.                                     B. có sự phân hóa rõ rệt.

C. miệng và hậu môn phân biệt.                           D. hệ enzim tiêu hóa rất đa dạng.

Đáp án từ câu 81-110 của đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2019-2020

81

C

82

B

83

B

84

B

85

D

86

C

87

B

88

D

89

D

90

C

91

D

92

C

93

B

94

B

95

D

96

A

97

A

98

B

99

C

100

B

101

D

102

B

103

A

104

D

105

A

106

D

107

B

108

B

109

C

110

B

{-- Nội dung đề và đáp án câu 111-120 của Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2019-2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Lạc lần 2 có đáp án​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?