TRƯỜNG THPT LÊ XOAY Năm học 2020-2021
| ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Al2O3, Cu, Mg, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Cu, MgO, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 2: Nhận xét không đúng là
A. Hầu hết các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ.
B. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra không hoàn toàn và theo nhiều hướng.
C. Liên kết trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
D. Chất hữu cơ luôn chứa C, H có thể có O, S, N...
Câu 3: Cho CH3-CH=CH2 tác dụng với HBr thì sản phẩm chính thu được là
A. CH3-CHBr-CH3. B. CH3-CH2-CH2Br. C. CH2Br-CHBr-CH3. D. CH3-CHBr2-CH3.
Câu 4: Khí nào sau đây có thể điều chế và thu bằng bộ dụng cụ như hình vẽ dưới ? (biết (1) là dung dịch, (2) là chất rắn)
A. Cl2. B. CO2 . C. HCl. D. NH3.
Câu 5: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 31. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z?
A. CH3O. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C3H9O3.
Câu 6: Cho CH3-CH2-CH3 tác dụng với Br2, chiếu sáng, với tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm hữu cơ chính thu được là
A. CH3-CHBr-CH3. B. CH3-CH2-CH2Br. C. BrCH2-CH2-CHBr. D. CH3-CBr2-CH3.
Câu 7: Phản ứng hóa học giữa MgCO3 với dung dịch HCl dư có phương trình ion rút gọn là
A. MgCO3 + 2H+ → Mg2+ + CO2 + H2O.
B. CO32- + 2H+ → CO2 + H2O.
C. MgCO3 + 2HCl → Mg2+ + CO2 + H2O + 2Cl-.
D. Mg2+ + 2HCl → MgCl2 + 2H+.
Câu 8: Cách pha loãng H2SO4 đặc nào sau đây là đúng?
A. Rót nhanh nước vào axit. B. Rót từ từ axit vào nước.
C. Rót nhanh axit vào nước. D. Rót từ từ nước vào axit.
Câu 9: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với chất X thấy tạo kết tủa màu vàng, X là chất nào dưới đây?
A. Na3PO4. B. Na2CO3. C. NaCl. D. H3PO4.
Câu 10: Số liên kết và liên kết trong phân tử Vinylaxetilen (CH C-CH=CH2) lần lượt là?
A. 7 và 2. B. 3 và 3. C. 3 và 2. D. 7 và 3.
Câu 11: Cặp chất nào sau có thể đồng thời tồn tại trong 1 dung dịch?
A. BaCl2, Na2SO4. B. Na2CO3, HCl. C. CuSO4, NaOH. D. NaNO3, KOH.
Câu 12: Khí Nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:
A. Nitơ có độ âm điện tương đối lớn. B. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
C. Phân tử nitơ có liên kết ba bền vững. D. Phân tử N2 không phân cực.
Câu 13: Muối nào sau đây được dùng làm bột nở?
A. NH4HCO3. B. CaCO3. C. (NH4)2SO4. D. NH4NO2.
Câu 14: Về mùa đông, một số người quen dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm ở trong phòng kín. Kết quả là bị ngộ độc hoặc bị tử vong. Hiện tượng đó gây nên chủ yếu bởi khí nào sau đây?
A. SO2. B. Cl2. C. CO2. D. CO.
Câu 15: Chất nào sau được sử dụng trực tiếp làm phân đạm?
A. K2CO3. B. (NH2)2CO. C. HNO3. D. Ca(H2PO4)2.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH3–CH=CH2. B. CH2–CH=CH–CH2.
C. (CH3)2CH=CH - CH3. D. CH3–C CH.
Câu 17: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch brom?
A. Buta -1,3-đien. B. Etilen. C. Etin. D. Metan.
Câu 18: Dung dịch nào sau ăn mòn được thuỷ tinh (có thành phần chính là SiO2)?
A. HCl. B. H2SO4. C. NaOH loãng. D. HF.
Câu 19: Trong phản ứng: CH CH + H2O T. T là chất nào dưới đây
A. CH3CHO. B. CH2=CHOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 20: Công thức nào sau không phải là công thức phân tử của một ankan?
A. C2H6. B. C3H4. C. C4H10. D. C3H8.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX) thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là
A. CH4. B. C2H2. C. C2H6. D. C2H4.
Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,5. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 23: Cho 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,8. B. 5,85. C. 9,1. D. 3,9.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm: metan, etan, etilen, axetilen và buta-1,3-đien. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 850 ml dung dịch nước vôi trong 0,1M, thu được 6,0 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y lại thu thêm a gam kết tủa nữa. Khối lượng dung dịch nước vôi trong sau các phản ứng giảm 2,78 gam (coi khi đun nóng nước bay hơi không đáng kể và CO2 bay hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 3,14. B. 2,88. C. 1,54. D. 1,42.
Câu 25: Hòa tan hết 24 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO3 dư, thu được V lít khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Giá trị của V là
A. 11,2. B. 17,92. C. 22,4. D. 8,96.
Câu 26: Cho 0,896 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 32 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 85,88%. B. 12,37%. C. 14,12%. D. 87,63%.
Câu 27: Thực hiện các phản ứng sau
a) Nhiệt phân C3H8. b) Nhiệt phân butan. c) Hiđro hóa etilen. | d) Thủy phân Al4C3. e) Cho C2H4(COONa)2 tác dụng với vôi tôi xút. g) Cho C2H5COONa tác dụng với vôi tôi xút. |
Số trường hợp có thể thu được C2H6 là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 28: Cho các chất: Si, NH4NO3, Al, CO2, CO, H3PO4. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 29: Chất A có CTPT C7H8 tác dụng được với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được chất B (MB-MA=214). Số đồng phân cấu tạo của A thoả mãn tính chất trên là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng..
(2) Cho kim loại Fe vào HNO3 đặc nguội.
(3) Cho SiO2 vào dung dịch NaOH đặc nóng.
(4) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(6) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch BaCl2.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là.
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
...
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Đề KSCL đầu năm môn Hóa học 11 năm 2020-2020 Trường THPT Lê Xoay. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!