TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020-2021 |
Câu 1:
1. a, Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau:
NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, KCl, H2SO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b, Chỉ từ KMnO4, FeS, Zn và dung dịch axit clohidric với các thiết bị thí nghiệm và điều kiện phản ứng coi như có đủ hãy viết các phương trình phản ứng để có thể điều chế được 6 chất khí khác nhau.
2. Phèn chua là một loại muối sunfat kép có công thức KAl(SO4)2.12H2O
a, Khi hòa tan phèn chua trong nước, dung dịch thu được có thể có những ion nào (bỏ qua tương tác của ion sunfat với nước) và có môi trường axit hay bazơ ? Giải thích.
b, Thêm V (ml) dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 mL dung dịch KAl(SO4)2 0,1M thu được 2,1375 gam kết tủa. Tính V.
3. Cho m gam hỗn hợp gồm NaBr, NaI phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp khí A (ở đktc). Ở điều kiện thích hợp A phản ứng vừa đủ với nhau tạo chất rắn có màu vàng và một chất lỏng không chuyển màu quỳ tím. Cho Na dư vào phần lỏng được dung dịch B. Dung dịch B hấp thụ vừa đủ với 2,24 lít CO2 (ở đktc) được 9,5 gam muối. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính m.
4. Cho 39,84g hỗn hợp gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc), dung dịch G và 3,84g kim loại M. Cho 3,84g M vào 200ml dung dịch H2SO4 0,5M và KNO3 0,5M được dung dịch H, khí NO duy nhất. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn R.
a). Tìm kim loại M (biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên)
b). Cô cạn cẩn thận dung dịch H thu được bao nhiêu gam muối khan?
5. Hoà tan hoàn toàn 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 , MgCO3 , Fe(NO3)2 (trong đó Oxi chiếm 31,858% khối lượng hỗn hợp ) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11 . Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y. Kết thúc các phản ứng thu được 334,4 gam kết tủa và có 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất ). Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Tính thành phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X?
Câu 2:
1. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau:
a) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào saccarozơ sau đó đun nhẹ.
b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
c) Cho đạm Ure vào dung dịch nước vôi trong.
d) Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
2. Cho hỗn hợp rắn gồm FeS2, NaCl, NaBr và NaI phản ứng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng, thu được hỗn hợp khí. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Cho m gam Na vào 300 ml dung dịch hỗn hợp A gồm HCl 1M và AlCl3 0,5M. Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của m để khi kết thúc các phản ứng thu được 0,1 mol kết tủa.
4. Cho hỗn hợp gồm a mol Mg và b mol Cu tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25 M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,6 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong H2SO4 đặc, nóng được 0,09 mol khí SO2. Tính giá trị của a và b.
5. Hòa tan hoàn toàn 27,04 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol H2SO4 (loãng). Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,28 mol hỗn hợp Z gồm N2O, H2. Tỷ khối của Z so với H2 bằng 10. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 2,28 mol NaOH, thu được 27,84 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của nhôm kim loại có trong X.
Câu 3:
1. Hoà tan 2,16 gam hỗn hợp (Na, Al, Fe) vào nước dư thu được 0,448 lít khí (ở đktc) và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thì thu được 3,2 gam Cu và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B.
a. Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính khối lượng chất rắn B.
2. Sau khi đun nóng 23,7gam KMnO4 thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp chất rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d = 1,18g/ml) đun nóng.
a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích khí Cl2 thu được (ở đktc).
c) Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng.
3. Hòa tan x gam hỗn hợp gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước, thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau. Cho lượng dư khí hiđro sunfua vào phần một thu được 1,28 gam kết tủa. Cho lượng dư dung dịch Na2S vào phần hai thu được 3,04 gam kết tủa. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính x.
4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được Fe2(SO4)3, SO2, H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 0,25M thu được dung dịch Y không màu, trong suốt. Tính thể tích của dung dịch KMnO4 đã dùng.
5. Hòa tan m gam Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol HNO3 và 0,2 mol HCl thu được 0,15 mol NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X. Cho 1 mol HCl dư vào dung dịch X thu được NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 1,41 mol NaOH. Tính giá trị của m. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 4:
1. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X gồm a mol NaOH và b mol K2CO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Hãy viết các phương trình phản ứng dạng ion rút gọn và xác định tỉ lệ a:b.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 năm 2020-2021 Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: