Đề kiểm tra giữa HKI môn Vật lý 11 trường THPT Phan Bội Châu

Sở GD&ĐT Nghệ An

Trường THPT Phan Bội Châu

KIỂM TRA 1 TIẾT- NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 – MÃ ĐỀ 132

 

Họ, tên học sinh:...........................................................................................Lớp:..............

 

{--Để xem đầy đủ nội dung các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về. Ngoài ra, các em có thể thực hành làm bài thi trực tuyến tại Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý 11 có đáp án--}

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

B. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác

C. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

D. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

Câu 2: Một mạch điện có nguồn là 1pin 9V, điện trở trong 0,5Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở 8Ω mắc song song.Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

A. 2A                              B. 18/33A                       C. 1A                              D. 4,5A

Câu 3: Một ắcquy có suất điện động x=2 V. Khi mắc ắcquy này với một vật dẫn để tạo thành mạch điện kín thì nó thực hiện một công bằng 3,15.103J để đưa điện tích qua nguồn trong 15 phút. Khi đó cường độ dòng điện trong mạch là

A. 1,5 A.                         B. 1,25 A.                       C. 1,05 A.                       D. 1,75 A.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.

Câu 5: Một mạch điện có 2 điện trở 3Ω va 6Ω mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong 1Ω.Hiệu suất của nguồn điện là:

A. 11,1%                        B. 90%                            C. 66,6%                        D. 16,6%

Câu 6: Một nguồn điện có suất điện động =3V, điện trở trong r =1  được nối với một điện trở R =1  thành một mạch kín . Công suất của nguồn điện là

A. 4,5 W .                       B. 2,25 W .                     C. 3 W .                          D. 3,5 W .

Câu 7: Công thức xác định công suất của nguồn điện là:

A. P  = EI.                      B. P  = UI.                       C. P = UIt.                      D. P  = EIt.

Câu 8: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây ?

A. Lực kế.                       B. Công tơ điện.            C. Nhiệt kế.                    D. Ampe kế.

Câu 9: Dòng điện không đổi là dòng điện:

A. có chiều không thay đổi.                                B. có cường độ không đổi.

C. có chiều và cường độ không đổi.                  D. có số hạt mang điện chuyển qua không đổi.

Câu 10: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 =  2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:

A. r2 = 1,6 (m).              B. r2 = 1,6 (cm).            C. r2 = 1,28 (m).            D. r2 = 1,28 (cm).

Câu 11: Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

A. 7,895.1019.                B. 2,632.1018.                C. 9,375.1019.                D. 3,125.1018.

Câu 12: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

A. tỉ lệ thuận với  c­ờng độ dòng điện chạy trong mạch.

B. tăng khi c­ờng độ dòng điện trong mạch tăng.

C. giảm khi cư­ờng độ dòng điện trong mạch tăng.

D. tỉ lệ nghịch với c­ờng độ dòng điện chạy trong mạch

Câu 13: Tại hai điểm A va B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích q1=16.10-8C va q2= -9.10-8C. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C nằm cách A một khoảng 4cm và cách B một khoảng 3cm

A. 12.104V/m                 B. 13.105V/m                 C. 12,7.105V/m             D. 21.104V/m

Câu 14: Muốn mắc ba pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành bộ nguồn 9V thì:

A. phải ghép hai pin song song và nối tiếp với pin còn lại. 

B. ghép ba pin song song.

C. không ghép được.                                                                  

D. ghép ba pin nối tiếp.

Câu 15: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1µC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000V/m trên quãng đường dài 1m là

A. 1mJ                            B. 1000J                         C. 1J                                D. 1µJ

Câu 16: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

A. nE và r/n                    B. nE và nr                    C. E và nr                       D. E và r/n

Câu 17: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (έ=81) cách nhau 3cm.Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5N. Độ lớn của các điện tích đó là

A. q =16.10-9C               B. q =16.10-8C               C. q = 4.10-8C                D. q = 4.10-9C

Câu 18: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu đặt cách nhau 2cm . Cường độ điện trường giữa hai bản là 3000V/m. Sát bản mang điện dương người ta đặt một hạt mang điện dương có khối lượng m = 4,5.10-6g và có điện tích q =1,5.10-2C. Vận tốc của hạt mang điện khi nó đập vào bản âm là

A. 2.106 m/s                   B. 2.104m/s                    C. 2.108m/s                    D. 2000 m/s

Câu 19: Suất điện động của một pin 1,5V. Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích + 4C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện là:

A. 6,0J.                           B. 0,3J.                            C. 2,7J.                            D. 0,6J.

Câu 20: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?

A. UMN = E.d                  B. AMN = q.UMN             C. UMN = VM – VN.        D. E = UMN.d

 

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Như vậy các em vừa xem qua trích dẫn một số câu hỏi trong nội dung trong Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 11 của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu- Nghệ An năm học 2016-2017 có đáp án.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?