Đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Bắc Thành

TRƯỜNG THPT BẮC THÀNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1. X là anken mà trong phân tử có 3 nguyên tử cacbon. Công thức phân tử của X là

A. C4H2                                 B. C4H4                            C. C4H8                           D. C4H10

Câu 2. Cho phương trình hóa học : 2X + 2NaOH  → 2CH4 + K2CO3 + Na2CO3

Chất X là

A. CH2(COOK)2                   B. CH2(COONa)2            C. CH3COOK                 D. CH3COONa.

Câu 3. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. giấy quì tím                                                               B. nước brom.

C. dung dịch NaOH                                                      D. dung dịch phenolphtalein.

Câu 4. Phát biểu đúng là:

A. Tính axit của phenol yếu hơn của ancol.

B. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.

C. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.

D. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là

A. 8,6 gam                            B. 6,0 gam                       C. 9,0 gam                       D. 7,4 gam.

Câu 6. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

A. 5                                       B. 2                                  C. 4                                  D. 6.

Câu 7. Phát biểu đúng là:

A. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.

B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.

C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

Câu 8. X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. HCOOCH2CH2CH3        B. C2H5COOCH3            C. CH3COOC2H5            D. HCOOCH(CH3)2.

Câu 9. Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:

A. 6                                       B. 3                                  C. 5                                  D. 4.

Câu 10. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là:

A. 17,80 gam                        B. 18,24 gam                   C. 16,68 gam                   D. 18,38 gam.

Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm tristearin và triolein. Hiđro hóa hoàn toàn 26,64 gam hỗn hợp X thì cần 0,672 lít H2. Cho 26,64 gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 90 ml                                B. 30 ml                           C. 45 ml                           D. 60 ml

Câu 12. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. Xeton                               B. Anđehit                       C. Amin                           D. Ancol.

Câu 13. Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là

A. 34,29 lít                            B. 42,86 lít                       C. 53,57 lít                      D. 42,34 lít

Câu 14. Amin có dạng CnH2n+1NH2 có tổng số nguyên tử là 13. Số công thức cấu tạo của amin là

A. 4                                       B. 3                                  C. 2                                  D. 5

Câu 15. Số đồng phân α - aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N là

A. 5                                       B. 3                                  C. 4                                  D. 7

Câu 16. Một trong những điểm khác nhau của peptit so với lipit và glucozơ là

A. protit luôn chứa chức hiđroxyl                                 B. protit luôn là chất hữu cơ no.

C. protit có khối lượng phân tử lớn hơn                       D. protit luôn chứa nitơ.

Câu 17. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm                              B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl                                                          D. dung dịch NaOH.

Câu 18. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin                              B. Metylamin                   C. Anilin                          D. Glucozơ.

Câu 19. Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,8                                  B. 20,8                             C. 18,6                             D. 20,6.

Câu 20. Cho 113,5 gam hỗn hợp gồm tristearin và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 118,5                                B. 135,7                           C. 126,5                           D. 128,3

Câu 21. Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch

(2) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(3) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.

(4) Glucozơ thuộc loại monosaccarit, tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(5) Các chất có công thức phân tử dạng Cn(H2O)m đều thuộc loại cacbohidrat

(6) Các loại tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm

Số phát biểu đúng

A. 3                                       B. 4                                  C. 5                                  D. 6.

Câu 22. Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Polistiren                          B. Polipropilen                 C. Tinh bột                      D. Polietilen.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.

D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.

Câu 24. Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A. Cl2                                    B. CH4                             C. CO2                             D. N2

Câu 25. Xét các phát biểu sau:

(1) Thủy phân hoàn toàn peptit (C5H10O3N2), thu được glyxin và alanin có tỉ lệ mol 1 : 1.

(2) Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

(3) Nung HCOONa trong vôi tôi xút ở nhiệt độ cao có thể thu được CH4.

(4) Anilin còn có tên thay thế là phenylamin.

(5) Propan – 1,3 – điol hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.

(6) Các hợp chất hữu cơ nhất định phải có 2 loại nguyên tố cacbon và hidro.

(7) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực

Số phát biểu không đúng là:

A. 4                                       B. 5                                  C. 3                                  D. 6

Câu 26. Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp A gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được 8,96 lít CO2. Mặt khác, hỗn hợp A làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Biết rằng trong quá trình nung chỉ có butan bị phân hủy. Hiệu suất phản ứng nung butan là

A. 75%                                  B. 65%                             C. 50%                            D. 45%

Câu 27. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

A. 8,56 gam                          B. 8,2 gam                       C. 3,28 gam                     D. 10,4 gam.

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 10,56 gam hỗn hợp E gồm ba este no, hở X, Y, Z ( MX < MY < MZ < 148 với tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 10 : 3) cần vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,4 mol CO2. Đun nóng 10,56 gam E với dung dịch NaOH (dư 25% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn T và hỗn hợp hai ancol (kế tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,36 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 62,50%                            

Câu 29. Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C8H12O5. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được glixerol và hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức Y và Z (phân tử Z nhiều hơn phân tử Y một nguyên tử cacbon). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. có 2 cấu tạo thỏa mãn tính chất của X

B. Chất Z làm mất màu dung dịch brom

C. Phân tử X có một liên kết p

D. Hai chất Y và Z là đồng đẳng kế tiếp

Câu 30. Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là

A. 54,18%                             B. 50,31%                        C. 58,84%                       D. 32,88%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Bắc Thành, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?