SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN | KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: SINH HỌC KHỐI 11 THỜI GIAN: 45 PHÚT |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 6.0 điểm)
Câu 1: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là gì ?
A. Hình thành tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
B. Hình thành biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
C. Hình thành tầng biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
D. Hình thành gỗ sơ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gỗ lõi, gỗ dác.
Câu 2: Mối tương quan nào sau đây kích thích sự ra chồi của mô calluc ?
A. Khi auxin nhiều hơn xitôkinin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi.
B. Khi auxin ít hơn xitôkinin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi.
C. Khi xitôkinin bằng nhau auxin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi.
D. Khi xitôkinin ít hơn auxin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi.
Câu 3: Tại sao các cây cau, mía, tre,... có đường kính ngọn và gốc ít chệnh lệch so với các cây thân gỗ ?
A. Cây cau, mía, tre,... không có mô phân sinh bên, cây thân gồ thì có mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre,..., chi hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại.
C. Cây thân gỗ có chu kì sống dài nên kích thước gốc càng ngày càng lớn.
D. Cây cau, mía, tre,... có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không.
Câu 4: Tại sao khi thiếu iôt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển ?
(1) Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin (vì iôt là thành phần tạo nên tirôxin).
(2) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm khả năng sinh nhiệt.
(3) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tể bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn.
Phương án đúng là
A. (1) và (2). B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (3).
Câu 5: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng ?
A. Phát triển của cóc là biển thái không hoàn toàn, của châu chấu là hoàn toàn.
B. Phát triển của cóc là biến thái hoàn toàn và của châu chấu là không hoàn toàn.
C. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái hoàn toàn.
D. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái không hoàn toàn.
Câu 6: Thế nào là sinh trưởng và phát triển qua biến thái của động vật ?
A. Là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí ở giai đoạn sau khi sinh ra (hoặc nở ra từ trúng).
B. Là sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật trải qua quá trình lột xác.
C. Là sự sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn hợp tử → phôi → con non → con trưởng thành.
D. Là sự thay đối hình thái cơ thể theo vòng đời phụ thuộc vào đặc điểm của loài.
Câu 7: Nguyên nhân gây ra sự biến đổi màu sắc và thành phần hoá học trong quá trình chín của quả là
A. do nồng độ auxin trong quả. B. do sự tác động của nhiệt độ môi trường.
C. do hàm lượng CO2 trong quả cao. D. do sự tống hợp êtilen trong quả.
Câu 8: Trong quy trình canh tác, bà con nông dân chiếu đèn ngắt quăng ban đêm ở ruộng mía vào mùa đông là dựa trên cơ sở khoa học nào ? Trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin chính xác ?
(1) Cây mía là cây ngày ngắn vì ra hoa khi độ dài ngày ngắn.
(2) Cây mía ra hoa khi độ dài ngày lớn hơn 12 giờ.
(3) Độ dài đêm mới thực sự chi phối sự ra hoa của cây mía.
(4) Chiếu sáng đèn ban đêm phá vỡ quang chu kì của cây.
(5) Thắp đèn có tác dụng để cây mía không ra hoa đúng thời vụ.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 9: Sâu có hại nhưng bướm có lợi cho con người vì
A. sâu ăn lá, sâu đục thân ; bướm hút mật giúp hoa thụ phấn.
B. sâu ăn lá, sâu đục thân ; bướm hút mật hại hoa không thụ phấn.
C. sâu cho cảm giác ghê sợ ; bướm tạo cảm giác thích thú.
D. bướm đẻ trứng, trứng nở ra sâu nên cả sâu và bướm đều có hại.
Câu 10: Vì sao nòng nọc có thể phát triển thành ếch, nhái ?
A. Tuyến yên tiết tirôxin biến nòng nọc thành ếch nhái.
B. Tuyến giáp tiết tirôxin biến nòng nọc thành ếch nhái.
C. Tuyến giáp tiết juvenin biến nòng nọc thành ếch nhái.
D. Tuyến yên tiết juvenin biến nòng nọc thành ếch nhái.
Câu 11: Sự ra hoa ở thực vật chịu sự chi phối của các nhân tố nào sau đây ?
(1) Tuổi cây và nhiệt độ. (3) Hoocmôn ra hoa (florigen).
(2) Quang chu kì và phitôcrôm. (4) Nước, mưa, gió,...
A. (2), (3) và (4). B. (1), (3) và (4).
C. (1), (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (3).
Câu 12: Chức năng của mô phân sinh lóng là gì ?
A. Giúp cây tiếp tục sinh trướng khi môi trường không có đủ chất dinh dưỡng.
B. Làm tăng chiều dài và chiều ngang của lóng.
C. Làm gia tăng độ rắn chắc của cây một lá mầm.
D. Làm tăng sự sinh trưởng chiều dài của lóng.
Câu 13: Ở bướm, hoocmôn ecđixơn có vai trò gì ?
A. Chỉ ức chế quá trinh hoá bướm thành nhộng.
B. Gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và bướm.
C. Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
D. Gây lột xác và kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 14: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng ?
(1) Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
(2) Một trong những sự khác biệt giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ở côn trùng là có hay không có giai đoạn nhộng.
(3) Chu trình phát triển của cá hồi: trứng → con non → con trưởng thành là kiểu biến thái không hoàn toàn.
(4) Giai đoạn nhộng là giai đoạn nghỉ ngơi, các đặc điểm hình thái của cơ thể ít thay đổi.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 15: Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cụối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp kĩ thuật trên.
Trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin chính xác ?
(1) Cây thanh long là cây ngày ngắn, ra hoa trong điều kiện độ dài ngày nhỏ hơn 12 giờ.
(2) Cây thanh long ra hoa khi độ dài ngày lớn hơn 12 giờ.
(3) Độ dài đêm mới thực sự chi phối sự ra hoa của cây thanh long.
(4) Cây thanh long ra hoa khi đủ số lá nhất định.
(5) Thắp đèn có tác dụng để cây thanh long ra hoa đúng thời vụ.
(6) Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo, kích thích sự ra hoa của cây thanh long.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 16: Vai trò của auxin đối với sự hướng sáng của thân cây là
A. kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ở phía tối của thân cây làm cho cây hướng về nguồn sáng.
B. làm cho các tế bào ở phía tối của cây co lại.
C. làm cho các tế bào ở phía sáng của cây ngừng phân chia.
D. kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ở phía sáng của cây làm cho cây hướng về nguồn sáng.
Câu 17: Thí nghiệm cắt một phần tuyến giáp ở chó con thì dự đoán sẽ dẫn đến hậu quả nào sâu đây?
A. Không biết sủa, cơ quan sinh dục không phát triển. B. Không biết sủa, cơ quan sinh dục phát triển.
C. To các khớp xương, các đốt ngón tay và chân. D. Quá trình trao đổi chất giảm và chậm lớn.
Câu 18: Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Điều kiện nhiệt độ, lượng phân bón và loại phân bón. B. Điều kiện nhiệt độ và hoocmôn florigen.
C. Điều kiện nhiệt độ và cường độ ánh sáng. D. Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
Đáp án phần trắc nghiệm Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2019
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6.0 đ)
Câu | Đ/A |
1 | D |
2 | B |
3 | A |
4 | B |
5 | B |
6 | A |
7 | D |
8 | A |
9 | A |
10 | B |
11 | D |
12 | D |
13 | D |
14 | C |
15 | C |
16 | A |
17 | D |
18 | B |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là nội dung Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !