SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
| ĐỀ KIỂM TRA HÌNH HỌC 11 – CHƯƠNG 2, 3 NĂM HỌC: 2017 - 2018 Thời gian làm bài: 45 phút
| |
| Mã đề thi 01 | |
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. TRẮC NGHIỆM: (7điểm)
Câu 1: Cho tứ diện ABCD, biết \(\Delta ABC\) và \(\Delta BCD\) là hai tam giác cân có chung cạnh đáy BC. Gọi I là trung điểm của cạnh BC. Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau ?
A. \(AC \bot \left( {ADI} \right)\) . B. \(BC//\left( {ADI} \right)\) . C. \(AB \bot \left( {ADI} \right)\). D. \(BC \bot \left( {ADI} \right)\) .
Câu 2: Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) và H là hình chiếu vuông góc của S lên BC. Hãy chọn khẳng định đúng
A. \(BC \bot AB\) B. \(BC \bot SC\) C. \(BC \bot AH\) D. \(BC \bot AC\)
Câu 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là:
A. Đường thẳng qua S và song song với AD. B. Đường SO với O là tâm hình bình hành.
C. Đường thẳng qua S và song song với CD. D. Đường thẳng qua S và cắt AB.
Câu 4: Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì song song với nhau.
B. Hai mặt phẳng phân biệt không song song thì cắt nhau.
C. Hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau.
D. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song song với mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng kia.
Câu 5: Cho hình hộp ABCD.EFGH. Các vectơ có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của hình hộp và bằng vectơ \(\overrightarrow {AB} \) là:
A. \(\overrightarrow {DC} ;\overrightarrow {HG} ;\overrightarrow {EF} \). B. \(\overrightarrow {DC} ;\overrightarrow {HG} ;\overrightarrow {FE} \). C. \(\overrightarrow {CD} ;\overrightarrow {HG} ;\overrightarrow {EF} \). D. \(\overrightarrow {DC} ;\overrightarrow {GH} ;\overrightarrow {EF} \).
Câu 6: Qua điểm O cho trước, có bao nhiêu mặt phẳng vuông góc với đường thẳng \(\Delta \) cho trước?
A. Vô số B. 1 C. 2 D. 3
Câu 7: Hình nào sau đây không là hình lăng trụ đứng
A. Hình lập phương B. Lăng trụ tam giác đều
C. Hình hộp D. Hình hộp chữ nhật
Câu 8: Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Góc giữa 2 đường thẳng AC và A'B' bằng
A. \(30^o\) B. \(90^o\) C. \(60^o\) D. \(45^o\)
Câu 9: Cho hình lăng trụ tam giác ABC,A'B'C'. Gọi I, J lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và A'B'C'. Thiết diện tạo bởi mặt phẳng (ẠIJ) với hình lăng trụ đã cho là:
A. Hình thang. B. Hình bình hành. C. Tam giác vuông. D. Tam giác cân.
Câu 10: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, AB = BC = a và \(SA \bot \left( {ABC} \right)\). Góc giữa SC và mặt phẳng (ABC) bằng 450. Tính SA?
A. a B. \(a\sqrt 3 \) C. 2a D. \(a\sqrt 2 \)
------------Để xem tiếp vui lòng xem online hoặc tải về máy------------
Trên đây là phần trích dẫn đề kiểm tra 1 tiết chương 3 Hình học lớp 11. Để xem chi tiết nội dung đề kiểm tra, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy. Ngoài ra, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm một số đề kiểm tra khác tại website Chúng tôi