Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC LỚP 11

NĂM 2017

 

CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Bài 34: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

 

I. Khái niệm

Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào, mô, cơ quan của cơ thể thực vật.

 Ví dụ: Sự tăng vế số lựơng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa.

II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

1. Các mô phân sinh

  • Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
  • Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

2. Sinh trưởng sơ cấp:

  • Xảy ra ở thực vật 1 và 2 lá mầm
  • Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

3. Sinh trưởng thứ cấp:

  • Xảy ra chủ yếu ở thực vật 2 lá mầm. Ở thực vật 1 lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt.
  • Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ
  • Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành.

 

Bài 35: HOOCMÔN THỰC VẬT

 

I. Khái niệm

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng  điều tiết hoạt động sống của cây.

  • Đặc điểm chung:
    • Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
    • Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
    • Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

II. Các loại hoocmôn:

Loại Hoocmôn

Nơi sản sinh

Tác động

Ứng dụng

Ở mức tế bào

Ở mức cơ thể

Hooc môn kích thích

Auxin

Đỉnh của thân và cành

Kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng kéo dài của TB

Tham gia vào quá trình sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ,

Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ

Gibêrelin

Ở lá và rễ

 

Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào

Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống

Xitôkinin

Ở  rễ

Kích thích sự phân chia TB làm chậm quá trình già của TB

Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus

Sử dụng phổ biến trong công tác giống đểtrong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng  bảo tồn giống cây quý

Hooc môn ức chế

Etilen

Lá già, hoa già, quả chín

Ức chế phân chia tế bào, làm tăng quá trình già của tế bào.

Ức chế sinh trưởng chiều dài nhưng lại tăng sinh trưởng bề ngang của thân cây.

Khởi động tạo rễ lông hút ở cây mầm rau diếp xoắn, cảm ứng ra hoa ở cây họ Dứa và gây sự ứng động ở lá cà chua, thúc quả chín, tạo quả trái vụ

Axit abxixic

Trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già

 

Kích thích sự rụng lá, sự ngủ của hạt (rụng quả), chồi cây, (rụng cành).

Tương quan AAB/ GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt, chồi.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}

Trên đây là một phần trích của Đề cương ôn tập môn Sinh học 11 học kì 2 , để xem toàn bộ đề cương các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để xem chi tiết và tải về. Hi vọng đề cương này giúp ích cho các em học sinh lớp 11 ôn thi. Ngoài ra các em tham khảo Bộ đề thi học kì II Sinh học lớp 11 để củng cố thêm nhé. Chúc các em thi tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?