ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
PHẦN I. LICH SỬ THẾ GIỚI
Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
Nội dung 1: Phân tích nguyên nhân và con đường dẫn đến chiến tranh
Nội dung 2: Trình bày những diến biến chính ở mặt trận châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương
Nội dung 3: Phân tích và đánh giá hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai
Các câu hỏi liên quan:
Câu 1: Nguyên nhân và con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai?
- Nguyên nhân sâu xa
- Qui luật phát triển không đều giữa các nước tư bản:
- Anh, Pháp, Mĩ phát triển sớm nên nhiều thuộc địa.
- Đức, Italia, Nhật phát triển muộn nên ít thuộc địa.
- So sánh lực lượng trong thế giới Tư bản chủ nghĩa thay đổi căn bản.
- Phân chia thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất thông qua hòa ước Vecxai Oasinhton không phù hợp. Hình thành 2 khối đối địch nhau. Anh, Pháp, Mĩ phe đồng minh, Đức Ý, Nhật phe phát xít.
- Nguyên nhân trực tiếp
- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Đức, Ý, Nhật giải quyết khủng hoảng bằng con duongef phát xít hóa, gây chiến tranh.
- Thủ phạm là Đức, Ý, Nhật.
Câu 2: Trình bày những hoạt động xâm lược của các nước phát xít và chính sách nhân nhượng của Anh, Pháp đối với phát xít như thế nào?
- Trong những năm 30, các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản đã lien minh với nhau hình thành một lien minh phát xít – khối trục: Béclin – Rôma – Tôkiô. Khối này đẩy mạnh hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực trên thế giới.
- Trong bối cảnh đó Liên Xô coi Chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nươc tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Anh, Pháp muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng Chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy mạnh chiến tranh về phía Liên Xô.
- Phía Mĩ, với đạo luật trung lập, thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
Câu 3: Phân tích và đánh giá hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai?
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít. Thắng lợi thuộc về các quốc gia dân tộc đã kiên cường chống phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt Chủ nghĩa phát xít.
- Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại vô cùng nặng nề. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào cuộc chiên, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá, công trình văn hóa bị thiêu hủy.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại.
Câu 4: Từ kết cục của Chiến tranh thế giới II, em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay?
- Ngày nay chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên sự thương vong và tổn thất nặng nề, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.
PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bài 19. VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ PHÁP XÂM LƯỢC
Nội dung 1: Tình hình nước ta trước khi Pháp xâm lược như thế nào?
Nội dung 2: Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng
Nội dung 3: Lý giải nguyên nhân Pháp tấn công ra Gia Định 1859, chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào từ 1859-1862
Nội dung 4: Hoàn cảnh nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất 1862
Nội dung 5: Nêu những điểm mới của phong trào đấu tranh của nhân dân Nam kì từ sau hiệp ước Nhâm Tuất có gì mới
Các câu hỏi liên quan:
Câu 1: Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng? Chúng đã bị thất bại ra sao?
- Âm mưu của Pháp
- Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
- Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
- Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.
- Tấn công Đà Nẵng nhằm mục đích chiếm 1 căn cứ rồi làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chóng tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Pháp tấn công Đà Nẵng
- Sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nã đại bác lên bờ, rồi cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân, dân xây dựng phòng tuyến liên trù dài 3 km để chặn giặc ngay tại cửa biển.
- Nhân dân còn dùng cột tre thùng gỗ đựng đầy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiến địch. Nhân dân vùng ven biển kiên cường chống trả quân xâm lược, khiến địch thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh.
- Tây Ban Nha nản chí bỏ cuộc. Pháp phải thay đổi kế hoạch.
- Tháng 2/1859 quay mũi tấn công vào Gia Định để thực hiện âm mưu mới “chinh phục từng gói nhỏ”.
Câu 2: Vì sao đầu năm 1859 Pháp lại đánh vào Gia Định mà không đánh ra Bắc Kì?
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia và làm chủ lưu vực sông Mê-Kông.
- Pháp phải hành động gấp, vì: Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn.
⇒ Vì tất cả những lí do trên, Pháp quyết định đánh chiếm Gia Định (17-2-1859).
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung của bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11. Để xem đầy đủ bộ đề cương ôn tập này các em vui lòng truy cập trang wed Chúng tôi để xem online hoặc có thể tải về máy.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo Bộ 4 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 và đáp án chi tiết để củng cố thêm kiến thức để ôn tập nhé. Chúc các em thi tốt!
--MOD Lịch sử Chúng tôi (tổng hợp)