Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN  11 – HKII

 

I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN

  •     HS cần nắm được kĩ năng sau
    • Nội dung cơ bản trong văn bản
    • Nghệ thuật trong văn bản, tác dụng của nó?
    • Học sinh vận dụng liên hệ với lĩnh vực trong đời sống có tính giáo dục.
    • Học sinh nắm ý nghĩa văn bản và nghệ thuật các bài đã học và đọc thêm.
    • Các bài vận dụng trong phần đọc –hiểu

  1. Tiếng việt

   a. Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

  • Ngôn ngữ chung
    • Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm, tiếng, từ…
    • Có qui tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu…
    • Là sản  phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội.
  •  Lời nói cá nhân
    • Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành các lời nói cụ thể.
    • Vận dụng linh hoạt các qui tắc ngữ pháp.
    • Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như : Trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân.

   b. Các thành phần nghĩa của câu

  • Nghĩa sự việc
    • Ứng với sự việc mà câu đề cập
    • Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ…
    • Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phận phụ khác của câu biểu hiện.
  • Nghĩa tình thái
    • Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.
    • Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.
    • Có thể biẻu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái

   c. Đặc điểm loại hình tiếng việt

  • Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng.
    • Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, còn về mặt sử dụng thì có thể là một từ hoặc một yếu tố cấu tạo từ.
      • Về mặt ngữ âm, tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, rất dễ nhận biết trong ngữ lưu, trong khi đọc chúng được ngăn cách bởi những khoảng cách ngắt hơi ngắn, trên văn bản chúng có một khoảng cách nhất định.
      • Về mặt nghĩa ngữ, tiếng là một yếu tố cấu tạo từ (hình tiết, hình vị), tức là một đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất (trùng với hình vị).
      • Về mặt sử dụng, tiếng có thể là một từ đơn ( từ đơn được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị: tác động vào một hình vị để hình vị mang đầy đủ những đặc điểm về ý nghĩa và ngữ pháp của một từ mà không cần thêm bớt gì vào hình thức ngữ âm của nó)
      • Ví dụ minh họa: Nhà/máy/của/chúng/tôi/đã/hoàn/thành/kế/hoạch/trước/hai/tháng.
        • Câu trên có 15 tiếng.
        • Từ nhà máy do hai tiếng nhà và máy tạo nên. Từ chúng tôi do hai tiếng chúng và tôi tạo nên. Từ hoàn thành do hai tiếng hoàn và thành tạo nên. Từ kế hoạch do hai tiếng kế và hoạch tạo nên.
  • Từ không biến đổi hình thái:
    • Trong bất cứ tình huống nào, ngữ cảnh nào và đảm nhiệm bất cứ chức vụ ngữ pháp gì thì cũng bất biến về hình thái.’
      • Ví dụ:
        • Trăng đã lên (Ba tiếng, ba âm tiết, ba từ đơn)
        • Nó đánh tôi, nhưng tôi không đánh nó.
  • Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từ:
    • Do từ không biến đổi về hình thái, nên vai trò của trật tự từ và hư từ là đặc biệt quan trọng. Nhiều trường hợp chỉ cần thay đổi trật tự từ hoặc bỏ quan hệ từ là ý nghĩa của câu đã thay đổi.
    • Ví dụ minh họa:
      • Gà mẹ lang thang trong vườn/Gà của mẹ lang thang trong vườn.
      • Nam đi tìm Bắc và gặp Đông/ Nam gặp Đông và đi tìm Bắc.

d. Đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo chí

  • Khái niệm
  • Các đặc trưng:
    • Tính thông tin thời sự;
    • Tính ngắn gọn;
    • Tính hấp dẫn, lôi cuốn

e. Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Khái niệm
  • Các đặc trưng:
    • Tính công khai về quan điểm chính trị
    • Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luậ
    • Tính truyền cảm thuyết phục

   2. Làm văn

   a. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luân

  •  Để lập dàn ý của một bài văn nghị luận cần tuân thủ các bước sau: Triển khai nội dung trọng tâm->Xác định các ý lớn, ý nhỏ hợp lý -> Sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định.

   b. Thao tác lập luận phân tích:

  • Phân tích thường gắn liền với thao tác tổng hợp, khái quát
  •    c. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
  • Tác dụng và yêu cầu của việc kết hợp các thao tác phân tích và so sánh

   3. Bài đọc thêm

  • Bài 1: Lai tân(Hồ Chí Minh), Chữ Hán, thất ngôn tứ tuyệt
  • Bài 2: Nhớ đồng(Tố Hữu), Quốc ngữ, thất ngôn trường thiên
  • Bài 3: Tương tư(Nguyễn Bính) Quốc ngữ, thơ mới
  • Bài 4: Chiều xuân(Anh Thơ) Quốc ngữ, thơ mới
  • Bài 5: Về luân lí xã hội ở nước ta( Phan Châu Trinh ), Quốc ngữ, nghị luận xã hội.
  • Bài 6: Một thời đại trong thi ca( Hoài Thanh ), Quốc ngữ, nghị luận văn học
  • Bài 7: Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ( Nguyễn An Ninh ).

II. TẬP LÀM VĂN:

  A. Nghị luận xã hội:

    a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

  • Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, ước mơ, lẽ sống lớn, niềm tin yêu cuộc sống, tự tin, lạc quan, nghị lực, ý chí, khát vọng …)
  • Về tâm hồn, tính cách (yêu nước, nhân ái, vị tha, nhân hậu, bao dung, độ lượng; bản lĩnh, trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; giản dị, thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…)
  • Về mối quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, phụ tử, tình anh em
  • Về mối quan hệ xã hội: Tình thầy trò, bạn bè,  tình làng nghĩa xóm, đồng nghiệp, tình đồng loại, quan hệ trên dưới, quan hệ thân-quen…
  • Về cách giao tiếp, ứng xử, hành động, ăn nói…….. của mỗi người trong cuộc sống: Sự đồng cảm, sẻ chia, sống đẹp........
  • Các thao tác cơ bản thường sử dụng: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.

    b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

  • Hiện tượng tốt :
    • Hiến máu nhân đạo,ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
    • Phong trào mùa hè xanh, Qũy thắp sáng ước mơ…
    • Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước….
  • Hiện tượng xấu:
    • Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông…
    • Bệnh thành tích; sự vô cảm….
    • Bệnh quay cóp trong thi cử…
    • Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game…
  • Thường bắt đầu nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được nhiều người quan tâm.VD:  Suy nghĩ của anh (chị) khi nghe tin những cánh rừng vẫn tiếp tục bị cháy.  Anh (chị) sẽ nói những gì với người bạn thân đã trót nghiện thuốc lá ?

    c. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Thường là từ một tác phẩm để rút ra ý nghĩa XH nào đấy.

   d.  Ví dụ:

  •  Câu 1: Từ ý kiến dưới đây, anh chị suy nghĩ gì về việc: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?
  • “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới….Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về  kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…” (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ)

Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề cương ôn tập lớp 11, tập 2 môn Ngữ văn. Để xem đầy đủ nội dung đề cương, các em vui lòng tải về máy. Hy vọng bộ đề cương này sẽ giúp ích được cho các em học sinh lớp 11 tổng ôn lại kiến thức, cũng như là các thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo để ôn thi cho các em. Chúc cho các em ôn thi thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi học kì 2 sắp tới.

-MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?