SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI: 11 |
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất
- Là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a. Sức lao động
- Khái niệm: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
b. Đối tượng lao động
- Khái niệm: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động):
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều.
c. Tư liệu lao động
- Khái niệm: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
- Phân loại (ba loại):
+ Công cụ lao động (hay công cụ sản xuất), là yếu tố quan trọng nhất.
+ Hệ thống bình chứa của sản xuất.
+ Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
=> Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
a. Phát triển kinh tế
* Khái niệm: Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
- Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện.
- Đối với gia đình: Làcơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình
- Đối với xã hội: Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống
BÀI 2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG
1. Hàng hóa
a. Hàng hóa là gì?
- KN: Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
2. Tiền tệ
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
*Nguồn gốc:
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị.
b. Chức năng của tiền tệ
* Thước đo giá trị
* Phương tiện lưu thông
* Phương tiện cất trữ
* Phương tiện thanh toán
* Tiền tệ thế giới
3. Thị trường
a. Thị trường là gì ?
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết (kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng).
{-- xem toàn bộ nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.