TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
Phần I .Trắc nghiệm
Câu 1: ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với :
A. Mg B. K C. Li D. F2
Câu 2: Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp :
A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. nhiệt phân NH4NO2 bão hoà
C. dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí được Nitơ
D. cho không khí đi qua CuO/t0
Câu 3: Điều chế khí N2 trong phòng thí nghiệm bằng phương trình sau :
A. NH3 + CuO/t0 B. Nhiệt phân NH4NO3
C. NH4Cl + NaNO2/t0 D. Cho Al + HNO3 loãng
Câu 4: Hỗn hợp X gồm CO2 và N2 có dX/H2 = 18. Tìm phần trăm khối lượng của Nito trong X:
A. 20% B. 80% C. 61,11% D. 38,89%
Câu 5: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” . Chất này có công thức phân tử là
A. HCl B. N2 C. NH3+Cl- D. NH4Cl
Câu 6: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì hiện tượng quan sát được là :
A. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt
B. Không có hiện tượng gì xảy ra
C. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi
D. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần rồi tan dần đến hết tạo ra dung dịch màu xanh đậm
Câu 7: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3 ?
A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3 , NH4HCO3.
C. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.
Câu 8: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là
A. 75%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.
Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 50%. B. 40%. C. 25%. D. 36%.
Câu 10: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là :
A. 117,5 gam. B. 49 gam. C. 94 gam. D. 98 gam.
Câu 11: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng phân huỷ là
A. 25%. B. 40%. C. 27,5%. D. 50%.
Câu 12: Khi nhiệt phân KNO3 thì thu được :
A. KNO2 ; NO2 và O2 B. K ; NO2 và O2
C. K2O ; NO2 và O2 D. KNO2 và O2
Câu 13: Khi nhiệt phân AgNO3 thì thu được :
A. Ag2O ; NO2 và O2 B. Ag ; NO2 và O2
C. Ag2O ; NO2 D. AgNO2 và O2
Câu 14: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Biết N+2 và N+4 là SP khử của N+5 . Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
A. 10,08 gam. B. 6,59 gam. C. 5,69 gam. D. 5,96 gam.
Câu 15: Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
A. 1 : 2. B. 1 : 10. C. 1 : 9. D. 1 : 3.
Câu 16: Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể
A. phân tử. B. nguyên tử. C. ion. D. phi kim.
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :
A. Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 → 5CaSO4+ 3H3PO4 + HF
B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4
C. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
D. 3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO
Câu 18: Trong phòng công nghiệp, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :
A. Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 → 5CaSO4 + 3H3PO4 + HF
B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4
C. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
D. 3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO
Câu 19: Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch : NaNO3, NaCl, Na3PO4, Na2S là
A. BaCl2. B. AgNO3. C. H2SO4. D. Quỳ tím.
Câu 20: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
A. phân đạm. B. phân kali. C. phân lân. D. phân vi lượng.
Câu 21: Thành phần của supephotphat đơn gồm
A. Ca(H2PO4)2. B. Ca(H2PO4)2, CaSO4.
C. CaHPO4, CaSO4. D. CaHPO4.
Câu 22: Thành phần của phân amophot gồm
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
C. (NH4)3PO4 và NH4H2PO4. D. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4.
Câu 23: Thành phần của phân nitrophotka gồm
A. KNO3 và (NH4)2HPO4. B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
C. (NH4)3PO4 và KNO3. D. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4.
Câu 24: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là :
A. NaH2PO4 11,2%. B. Na3PO4 và 7,66%.
C. Na2HPO4 và 13,26%. D. Na2HPO4 và NaH2PO4 đều 7,66%.
Câu 25: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai ?
A. 3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe B. CO + Cl2 → COCl2
C. 3CO + Al2O3 → 2Al + 3CO2 D. 2CO + O2 → 2CO2
Câu 26: Sođa là muối
A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. (NH4)2CO3.
Câu 27: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh có thể dùng muối nào sau đây?
A. CaCO3. B. NH4HCO3. C. NaCl. D. (NH4)2SO4.
Câu 28: Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng phản ứng :
A. 2C + O2 → 2CO2 B. C + H2O → CO + H2
C. HCOOH → CO + H2O D. 2CH4 + 3O2 → 2CO + 4H2O
Câu 29: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) đi qua 164 ml dung dịch NaOH 20% (d = 1,22 g/ml) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
A. 26,5 gam. B. 15,5 gam. C. 46,5 gam. D. 31 gam.
Câu 30: Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Nếu cho một lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa là :
A. 19,7 gam. B. 88,65 gam. C. 118,2 gam. D.147,75 gam.
---(Để xem nội dung đề thi phần tự luận vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Trần Nhân Tông, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 6 đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019
- Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Thạnh Tây
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!