TRƯỜNG THPT GIAI XUÂN TỔ TOÁN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÌNH HỌC CHƯƠNG 2 & 3 - KHỐI 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
1.1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Trong không gian cho ba điểm phân biệt không thẳng hàng, ta có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân biệt?
A.1. B.2. C.3. D.4.
Câu 2: Các yếu tố nào sau đây xác định môt mặt phẳng duy nhất?
A.Ba điểm. B.Một điểm và một đường thẳng.
C.Hai đường thẳng cắt nhau. D.Bốn điểm.
Câu 3: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của BC, DC, SB. Giao điểm của MN và mặt phẳng (SAK) là
A.Giao điểm của MN và AK B.Giao điểm của MN và SK
C.Giao điểm của MN và AD D.Giao điểm của MN và AB
Câu 4: Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau
A.Hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chéo nhau.
B.Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
C.Chỉ hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
D.Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau.
Câu 5: Trong không gian cho hai đường thẳng phân biệt a và b. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa a và b.
A.1. B.2. C.3. D.4.
Câu 6: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của SA và SB. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MNO) và (ABCD) là
A. OA. B.OM. C.ON. D.Đường thẳng d đi qua O và d// AB.
Câu 7: Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha \right),\left( \beta \right)\) cắt nhau và cùng song song với dường thẳng d thì giao tuyến của \(\left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) sẽ
A.Trùng với d B.Song song hoặc trùng với d
C.Song song với d D.Cắt d
Câu 8: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A.Nếu \(\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)\) và \(a \subset \left( \alpha \right),b \subset \left( \beta \right)\) thì a // b
B.Nếu a // b và \(a \subset \left( \alpha \right),b \subset \left( \beta \right)\) thì \(\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)\)
C.Nếu \(a//\left( \alpha \right)\) và \(b//\left( \beta \right)\) thì a // b
D.Nếu \(\left( \alpha \right)//\left( \beta \right)\) và \(a \subset \left( \alpha \right)\) thì \(a//\left( \beta \right).\)
Câu 9: Trong không gian, hình biểu diễn của một hình bình hành không thể là hình nào trong các hình sau đây?
A.Hình thang. B.Hình bình hành. C.Hình vuông. D.Hình chữ nhật.
Câu 10: Trong không gian cho ba điểm không thẳng hàng A, B, C và một điểm tùy ý trong không gian. Với mọi vị trí của điểm M ta luôn có
A. \(2\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} - 3\overrightarrow {MC} = \overrightarrow {AC} - 3\overrightarrow {AB} .\)
B. \(2\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} - 3\overrightarrow {MC} = \overrightarrow {AB} - 3\overrightarrow {AC} .\)
C. \(2\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} - 3\overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {AB} .\)
D. \(2\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} - 3\overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {AC} - 3\overrightarrow {AC} .\)
{-- xem đầy đủ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Giai Xuân ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Giai Xuân. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.