Đề cương ôn tập phần Lịch Sử Việt Nam 1945 - 1954 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 – 1954 MÔN LỊCH SỬ 12

 

Câu 1: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân”(SGK LS 12, tr 122)

Đoạn trích trên đề cập đến sự kiện nào?

A. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

B. Ngày 8/9/1945, Bác Hồ kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

C. Ngày  6/1/1946, cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội.

D. Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH được Quốc hội thông qua.

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ (…)

“Trong những kẻ thù có mặt trên đất nước ta sau cách mạng tháng Tám, ……nổi lên là kẻ thù chính. Do đó, nhân dân ta phải tập trung lực lượng để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng.”

A. Trung Hoa dân quốc                    B. Pháp                                   C. Anh                        D. Việt Quốc, Việt Cách.

Câu 3: Trong những nội dung sau đây, nội dung nào không phải là thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau cách mạng tháng Tám – 1945?

A. Nhân dân phấn khởi, gắn bó với chế độ.                           B. Hệ thống XHCN đang dần hình thành. 

C. sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới.          D. Chính phủ có Đảng, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo.

Câu 4: Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau ngày 2/9/1945 là

A. thù trong, giặc ngoài.                                  B. ngân khố Nhà nước trống rỗng.

C. hơn 90% dân số mù chữ..                          D. nạn đói chưa được giải quyết.

Câu 5: Sau cách mạng tháng Tám -1945, ngoại xâm, nội phản trên đất nước ta đủ tầm, đủ cỡ nhưng tất cả bọn chúng đều có chung

A. mục tiêu là vào giúp nhân dân ta giải giáp quân Nhật.                  B. âm mưu chia cắt nước ta lâu dài.

C. bản chất đế quốc và mục tiêu chống phá cách mạng nước ta.       D. âm mưu câu kết với nhau để chống phá ta.

Câu 6: Những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám -1945 đã đặt nước ta trước tình thế

A. “ mất chính quyền”.            B. “ngàn cân treo sợi tóc”.      C.   “nền độc lập bị đe doạ”.            D. “ nạn đói đe doạ”.

Câu 7: Một trong những biện pháp cấp thời sau Cách mạng tháng Tám mà ta đã thực hiện để giải quyết nạn đói là

A. tăng gia sản xuất, khai hoang, đắp đê.                               B. chia ruộng đất cho dân cày nghèo.

C. giảm tô 25%, giảm thuế  ruộng đất 20%.                           D. kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”.

Câu 8: Để giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám – 1945, việc làm cấp bách đầu tiên của ta là

A. diệt giặc đói.               B. diệt giặc dốt.                      C. củng cố chính quyền.                     D. chống ngoại xâm.

Câu 9: Bản Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua là

A. Hiến pháp năm 1945.         B. Hiến pháp năm 1946.      C. Hiến pháp năm 1980.          D. Hiến pháp năm 1992.

Câu 10: “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động là nhằm mục đích

A. giải quyết nạn đói sau năm 1945.                           B. khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách.

C. củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.                D. khắc phục khó khăn về kinh tế.

Câu 11: Ngày “Nam Bộ kháng chiến” là ngày:

A. 2/9/1945                 B. 23/9/1945              C. 6/1/1946                  D. 19/12/1946.

Câu 12: Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ nhằm

A. chuyên trách về chống “giặc dốt”.            

B. biên soạn nội dung giáo dục theo tinh thần dân tộc dân chủ

C. chuyên trách về đào tạo đại học.                           

D. đào tạo cán bộ có năng lực phụng sự Tổ quốc.

Câu 13: Sau Cách mạng tháng Tám -1945, Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội là những tổ chức

A. yêu nước cách mạng.                                 B. tay sai của Trung Hoa Quốc dân đảng.

C. tay sai của thực dân Pháp.                         D. tay sai của phát xít Nhật.

Câu 14: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam mới vào ngày

A. 1/1/1946                B. 2/3/1946                  C. 9/11/1946.          D. 23/11/1946.

Câu 15: Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai của thực dân Pháp là

A. Chính phủ Đờ-gôn quyết định thành lập đội quân viễn chinh đưa lại Đông Dương.

B. Pháp xả súng vào nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn khi đang tổ chức mít tinh mừng “Ngày độc lập”.

C. Pháp đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

D. Pháp phá vòng vây Sài Gòn- Chợ Lớn, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ có ý nghĩa

A. bảo vệ Sài Gòn- Chợ Lớn.            

B. giam chân địch, tạo điều kiện cho nhân dân chuẩn bị kháng chiến.

C. bao vây, tấn công quân Pháp trong thành phố.     

D. giữ vững nền độc lập dân tộc vừa mới giành được.

Câu 17: Ta đồng ý cho quân Tưởng lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường nước ta là nhằm

A. hạn chế các hoạt động chống phá của quân Tưởng và tay sai.                 

B. làm giảm nạn lạm phát.

C. góp phần giải quyết khó khăn về tài chính.                        

D. liên kết với  Tưởng để cùng chống thực dân Pháp.

Câu 18: Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh  chủ trương tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với Trung Hoa dân quốc nhằm mục đích chính là

A. tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.                    

B. tập trung lực lượng chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

C. tạo ra thời gian hoà bình để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến về sau.

D. kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng.

Câu 19: Đểgiảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, đồng thời đặt lợi ích dân tộc lên trên hết,  Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật với tên gọi

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.                               B. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin.

C. Đảng Lao động Việt Nam.                                     D. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

Câu 20: Những biện pháp của ta đối  với Trung Hoa dân Quốc đã có tác dụng

A. hạn chế đến  mức thấp nhất các hoạt động chống phá của chúng và tay sai.

B. giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù.

C. đập tan âm mưu câu kết của Pháp với Trung Hoa dân quốc.

D. trấn áp được bọn phản cách mạng

Câu 21: Sách lược của ta hoà hoãn với Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc được thực hiện trong khoảng thời gian

A.  từ sau 2/9/1945 đến trước 6/3/1946.                     B. từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946.

C. từ 6/3/1946 đến trước 19/12/1946.                         D. từ sau 2/9/1945 đến trước 14/9/1946.

Câu 22: Thực chất ý đồ của Pháp khi kí với Trung Hoa dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) là nhằm

A. câu kết với Trung Hoa dân quốc lật đổ chính quyền cách mạng.

B. mở rộng chiến tranh ra miền Bắc nhằm thôn tính nước ta.

C. thay Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

D. lập chính quyền tay sai của bọn Việt Quốc, Việt Cách

Câu 23: Khi Pháp và Trung Hoa dân quốc kí hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946), ta đã chọn giải pháp

A. đàm phán với Pháp.                                  

B. đàm phán với Tưởng.

C. đàm phán với cả Pháp và Tưởng   

D. chuẩn bị chiến đấu không cho quân Pháp ra miền Bắc.

Câu 24: Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 có đoạn:

“Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối liên hiệp Pháp”

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền dân tộc cơ bản của nước ta được ghi trong Hiệp định?

A. Đã thống nhất.             B.  Chưa độc lập.              C. Có đầy đủ chủ quyền.        D. Toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 25: Việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) đã tỏ rõ

A. sự nhu nhược của chính phủ ta trước hành động xâm lược của Pháp.

B. sách lược đúng đắn của Đảng và thiện chí hoà bình của nhân dân ta .

C. âm mưu quay lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp.

D. sự thoả hiệp của Đảng và Chính phủ ta.

Câu 26: Mục đích chính của Đảng ta trong việc kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) là nhằm

A. đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta.

B. tránh phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.

C. tỏ rõ thiện chí hoà bình của ta trước nhân dân thế giới và nhân dân Pháp.

D. có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị cho kháng chiến về sau.

Câu 27: Sách lược của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước và sau ngày 6/3/1946 có gì khác nhau?

A. Trước ngày 6/3/1946, ta hoà với Pháp để chống Trung Hoa dân quốc.

B. Trước và sau ngày 6/3/1946, ta hoà với Pháp để chống Trung Hoa dân quốc.

C. Trước và sau ngày 6/3/1946 ta hoà với Trung Hoa dân quốc tập trung lực lượng để đánh Pháp.

D. Trước ngày 6/3/1946, ta tạm thời hoà với Trung Hoa dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.

Câu 28: Sự kiện nào được coi là đỉnh điểm của nền hoà bình nước ta bị đe doạ?

A. Sau ngày 6/3/1946, Pháp tiến công Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Tháng 11/1946, Pháp tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. Tháng 11/1946, Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính.

Ngày 18 và 19/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ.

Câu 29: Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính Phủ ra “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” vào ngày 19/12/1946  đã thể hiện

A. sự chủ động của ta.

B. sự hiếu chiến của ta.              

C. sự bội ước của Pháp.         

D. sự hiếu chiến của Pháp.

Câu 30: Để tiếp tục trì hoãn một nền hoà bình rất mong manh sau Cách mạng tháng Tám – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A. tạm thời hoà hoãn với Trung Hoa dân quốc.         B. kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.

C. kí với Pháp bản Tạm ước 14/9/1946.                     D. phát động toàn quốc kháng chiến.

Câu 31: “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Đoạn trích trên đã khẳng định:

A. quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.    

B. thiện chí mong muốn hoà bình của nhân dân ta.

C. hành động xâm lược nước ta của thực dân Pháp. 

D. thái độ nhân nhượng của thực dân Pháp.

Câu 32: “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”.  Đoạn trích trên đã khẳng định:

A. quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.    

B. thiện chí mong muốn hoà bình của nhân dân ta.

C. hành động xâm lược nước ta của thực dân Pháp. 

D. thái độ nhân nhượng của thực dân Pháp.

Câu 33: “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”.    Đoạn trích trên thể hiện phương châm

A. kháng chiến toàn dân.                                B. kháng chiến toàn diện.

C. kháng chiến trường kì.                             D. tự lực cánh sinh.

Câu 34: “Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi” là lời khẳng định trong

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946).

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).

C. Thư gửi đến nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh (21/12/1945).

D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (9/1947)

Câu 35: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1945 – 1954 là

A. dựng nước và giữ nước.               

B. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

C. kháng chiến và kiến quốc. 

D. giải phóng cho dân tộc và giành ruộng đất cho dân cày.

Câu 36: Cuộc chiến đấu nào trong kháng chiến chống Pháp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch dài ngày trong thành phố?

A. Cuộc chiến đấu của quân dân thủ đô Hà Nội (19/12/1946 – 17/2/1947).

B. Cuộc chiến đấu của quân dân Sài Gòn (23/9/1945 – 5/10/1945).

C. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc bộ (1951-1952).

Câu 37: Khẩu hiệu nào sau đây không phải là khẩu hiệu tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp?

A. “Vườn không nhà trống”.                            B. “Tiêu thổ để kháng chiến”.

C. “Tản cư cũng là kháng chiến”.                   D. “Tất cả cho tiền tuyến”.

Câu 38: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), thắng lợi nào của ta đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.                                               B. Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.

C, Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954.                        D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 39: Trong kháng chiến chống Pháp, chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 là

A.. chiến dịch tiến công cuối cùng của ta giành thắng lợi.

B. chiến dịch phản công lớn thứ hai của ta giành thắng lợi.

C. chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi.

D. chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi

Câu 40: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chiến dịch nào thực dân Pháp âm mưu tạo thế hai “gọng kìm” bao vây căn cứ địa Việt Bắc?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.                                  B. Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.

C, Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954.           D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 41: Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950 không vì lí do

A. thế và lực của cuộc kháng chiến ngày càng mạnh.

B. tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực.

C.  sự cần thiết phải phá thế bao vây căn cứ địa Việt Bắc.   

D. làm thất bại kế hoạch tập trung quân của Pháp.

Câu 42: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chiến dịch nào Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để cùng Bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.                                

B. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954.

C. Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.                               

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 43: Cho các sự kiện sau:

1. Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.

3. Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.

4. Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 2,4,3,1.                    B. 4,2,1,3.                   C. 1,4,2,3.                   D. 2,3,4,1.

Câu 44: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta giành được thắng lợi là

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.                                            

B. Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.

C. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954.                                   

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 45: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chiến dịch nào thực dân Pháp âm mưu tạo thế bao vây căn cứ địa Việt Bắc cả trong lẫn ngoài?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.                                 

B. Chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.

C, Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954.                       

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 46: Sự kiện đánh dấu Mĩ bắt đầu “dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đông Dương là

A. 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công.                

B. 13/5/1949 chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve.

C, 7/2/1950, Mĩ công nhân chính phủ Bảo Đại.        

D. 8/5/1950, Mĩ đồng ý viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp

Câu 47: Trong kháng chiến chống Pháp, thắng lợi của ta trong chiến dịch Biên giới  thu – đông năm 1950

A.. buộc Pháp chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

B. bộ đôi chủ lực ta giành được quyền chủ động trên toàn chiến trường Đông Dương.

C. bộ đôi chủ lực ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. buộc Pháp phải thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 48: Ngày 14/1/1950, sự kiện đáng nhớ trong lịch sử quan hệ ngoại giao nước ta. Đó là:

A. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

B. Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

C. Các nước XHCN tuyên bố công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước.

Câu 49: Lí do nào sau đây không phải là lí do để Đảng và Chính phủ quyết định  mở  chiến dịch Biên giới 1950?

A. Giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.   

B. Tiêu diệt một bộ pận quan trọng sinh lực địch.

C. Khai thông biên giới Việt – Trung.                                   

D. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Câu 50: Những lí do nào sau đây không phải là trực tiếp khi Đảng ta chọn cứ điểm Đông Khê để mở đầu cho chiến dịch Biên giới (1950)?

A. Địch khó có khả năng tăng cường viện binh.         B. Cô lập địch ở Cao Bằng.

C. Đây là chốt điểm địch tương đối yếu.                    D. Đây là chốt điểm nằm trên đường số 4.

Câu 51: Tổng Bí thư được bầu trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng:

A. Hồ Chí Minh.                 B. Trường Chinh.            C. Lê Duẩn.                        D. Phạm Văn Đồng.

Câu 52: Thực hiện kế hoạch Rơ-ve, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm

A. khoá chặt biên giới Việt – Trung.                   

B. cắt đứt liên lạc giữa Việt Bắc với khu III, khu IV.

C. bình định đồng bằng Bắc Bộ.                             

D. khoá chặt biên giới Việt – Lào.

Câu 53: “Hành lang Đông – Tây” do Pháp thiết lập (những năm 1949 – 1950) đi qua các tỉnh nào?

A. Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La.                  

B. Hải Phòng – Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang.

C. Lạng Sơn – Cao Bằng – Hà Giang – Sơn La.   

D. Lạng Sơn - Bắc Giang – Hà Nội – Hoà Bình.

Câu 54: Từ tháng 3- 1951, Mặt trận dân tộc thống nhất của ta có tên gọi là

A. Mặt trận Việt Minh.                    

B. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.       

D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).

Câu 55: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào  trong kháng chiến chống Pháp được thành lập nhằm

A. phân hoá và cô lập kẻ thù.                         

B. tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước.

C. biểu dương thành tích chiến đấu của nhân dân 3 nước.   

D. xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện.

Câu 56: Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951), tên gọi của Đảng ta là

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                      

B. Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.                    

D. Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 57: Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” được Đảng ta đưa ra trong chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.                             B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

C. Chiến dịch Hoà Bình đông – xuân 1951 – 1952.             D. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 58: Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn và bộ đội chủ lực của ta trưởng thành. Đó là kết quả của

A. chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.                  B. cuộc chiến đấu trong các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16       

C. chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.                 D. chiến dịch Hoà Bình đông – xuân 1951 – 1952.

Câu 59: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951) là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”vì

A. đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương  ra hoạt động công khai.

B. đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng.

C. đã xác định được nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

D. góp phần củng cố khối đoàn kết của cách mạng 3 nước Đông Dương.

Câu 60: Trọng tâm của kế hoạch Na-va là

A. phân tán quân.                                            B. tập trung quân.      

C. giữa các chốt điểm quan trọng.                  D. chiếm giữ đồng bằng Bắc Bộ

Câu 61: Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953-1954 của ta đã

A. bước đầu làm phá sản kế hoạch tập tung quân của Na-va.

B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch tập trung quân của Na-va.

C. kết thúc  cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. làm phá sản kế hoạch Rơ-ve

Câu 62: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông – xuân 1953 – 1954 là

A. tiến công vào những hướng mà lực lượng địch tương đối yếu.

B. tiến công tiêu diệt 44 tiểu đoàn địch ở đồng bằng Bắc Bộ.

C. tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

D. mở cuộc tiên công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Câu 63: Mục tiêu của ta trong Đông – xuân 1953 – 1954 là

A. phân tán, tiêu diệt một bộ phận địch.                     B. tập trung tiêu diệt địch.     

C. giữa các chốt điểm quan trọng.                            D. chiếm lại đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 64: Chiến thắng nào sau đây của ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va:

A. Việt Bắc thu – đông 1947.                        B. Biên giới thu – đông 1950.

C. Đông – xuân 1953 - 1954.                        D. Điện Biên Phủ 1954.

Câu 65: Bước vào đông – xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là

A. giành một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

B. mở cuộc tiến công quy mô lớn lên Việt Bắc để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. bao vây, cô lập Việt Bắc cả trong lẫn ngoài.

D. giành một thắng lợi quân sự quyết định để buộc ta phải đầu hàng hoàn toàn.

Câu 66: Chủ trương “tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc” là chủ trương của ta trong chiến dịch

A. Việt Bắc thu – đông 1947.                                   B. Biên giới thu – đông 1950.

C. Hoà Bình đông – xuân 1951 – 1952.                  D. Điện Biên Phủ 1954.

Câu 67: Ta giành được thế chủ động trên toàn chiến trường Đông Dương là ý nghĩa của

A. chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.                                          B. chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

C. cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 - 1954.                 D. chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 68: Ta loại khỏi vòng chiến 16200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay… Đó là kết quả của

A. chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.                                             B. chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

C. cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954.                  D. chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 69: Cuộc Tiến công chiến lược đông – xuân 1953 - 1954 của ta đã buộc địch bị động phân tán lực lượng 5 nơi đó là:

A. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên, Xê-nô, Luông Pha-bang, Kon Tum.

B. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên, Thà Khẹt, Phong-xa-lì, Plây Cu.

C. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây Cu.

D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên, Thà Khẹt, Phong-xa-lì, Kon Tum.

Câu 70: Mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tấn công tiêu diệt

A. các cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

B. các cứ điểm phía đông của phân khu Trung tâm Mường Thanh.

C. các cứ điểm của địch ở đồi Độc Lập và Bản Kéo.

D. các cứ điểm ở phân khu Nam.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập phần Lịch Sử Việt Nam 1945 - 1954 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?