ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 11
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật.
- Các dạng nước trong cây và vai trò của nó : 2 dạng
| Đặc điểm | Vai trò |
Nước tự do | là dạng nước chứa trong các TP của tế bào, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn | Làm dung môi, điều hòa nhiệt, tham gia vào một số quá trình TĐC, đảm bảo độ nhớt cảu CNS, giúp cho qúa trình TĐC binh thường. |
Nước liên kết | là dạng nước bị các PT tích điện hút bởi 1 lực nhất định hoặc các liên kết hóa học ở các thành phần . | Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong CNS của tế bào. |
- Nhu cầu nước đối với thực vật
Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống cuả nó.
II. Quá trình hấp thụ nước ở rễ.
- Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước
- Rễ phát triển mạnh về số lượng, kích thước và diện tích.
- Rễ có khả năng đâm sâu và lan rộng.
- Trên rễ có nhiều miền hút với hàng trăm lông hút.
- Cấu tạo tế bào lông hút:
+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
Vì vậy các dạng nước tự do và nước liên kết không chặt có trong đất được lông hút hấp thụ dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa tế bào lông hút và dung dịch đất.
- Con đường hấp thụ nước ở rễ:
- Con đường qua thành tế bào – gian bào : nhanh, không được chọn lọc.
- Con đường qua chất nguyên sinh – không bào : chậm hơn, được chọn lọc.
- Cơ chế dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên than
- Cơ chế thẩm thấu: nước đi từ nới có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao (từ thế nước cao đến thế nước thấp).
- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ.
III. Quá trình vận chuyển nước ở thân
- Đặc điểm của con đường vận chuyển nước ở thân : Vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá
- Con đường vận chuyển nước ở thân:
- Nước và muối khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ (xilem).
- Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây (phlôem).
3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước trong thân
- Lực hút cuả lá (do quá trình thoát hơi nước)
- Lực đẩy cuả rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục).
* So sánh mạch gỗ và mạch rây:
| Mạch gỗ | Mạch rây |
Cấu tạo | - Là những tế bào chết. - Thành tế bào chứa lignin. - Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ đến lá, giữa chúng là những lỗ nhỏ. | - Là những tế bào sống. - Thành tế bào chứa ít lignin - Các ống rây nối đầu với nhau thành những ống dài đi từ lá xuống rễ. |
Thành phần dịch | Nước, muối khoáng và các chất được tổng hợp ở rễ. | Là các sản phẩm được đồng hóa ở lá: saccarozơ, axit amin…; một số ion khoáng được sử dụng lại. |
Động lực | Là sự phối hợp của 3 lực: - Áp suất rễ. - Lực hút do thoát hơi nước ở lá. - Lực hút giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. | Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. |
IV.Thoát hơi nước ở lá:
- Ý nghĩa của sự thoát hơi nước :
- Tạo lực hút nước
- Điều hòa nhiệt độ cho cây
- Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng QH.
- Con đường thoát hơi nước ở lá :
- Con đường qua khí khổng có đặc điểm :
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng đóng mở khí khổng.
- Con đường qua bề mặt lá – qua cutin :
+ Vận tốc nhỏ, thoát hơi nước ít
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước :
a. Các phản ứng đóng mở khí khổng:
+ Phản ứng mở quang chủ động
+ Phản ứng đóng thủy chủ động .
b. Nguyên nhân :
+ Ánh sáng là nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng .
+ Khí khổng mở chủ động ngoài ánh sáng
+ Một số cây khi thiếu nước khí khổng đóng lại để tránh sự thoát hơi nước
+ Sự đóng chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do axít abxixic (AAB) tăng khi thiếu nước.
+ Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày. Khi mặt trời lặn khí khổng mở để thu nhận CO2 thực hiện quang hợp .
c. Cơ chế đóng mở khí khổng :
- Mép trong của tế bào khí khổng dày, mép ngoài mỏng, do đó : + Khi tế bào trương nước → mở
+ Khi tế bào khí khổng mất nước → đóng nhanh .
- Cơ chế ánh sáng : Khi đưa cây ra ngoài sáng ,lục lạp quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2 và pH. Hàm lượng đường tăng → tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào → 2 tế bào khí khổng hút nước ,trương nước → khí khổng mở.
- Cơ chế axít abxixíc : Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào tăng → kích thích các bơm ion hoạt động → các kênh ion mở → các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng → áp suất thẩm thấu giảm → sức trương nước giảm → khí khổng đóng .
V.Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình trao đổi nước:
- Ánh sáng : ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò tác nhân gây đóng mở khí khổng.
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng 2 QT hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.
- Độ ẩm và không khí:
- Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng mạnh.
- Độ ẩm không khícàng thấp, sự thoát hơi nước ở lá càng mạnh.
- Dinh dưỡng khoáng:
- Hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, do đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước.
VI .Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng:
- Cân bằng nước của cây trồng:
Cân bằng nước dựa vào sự tương quan giữa qúa trình hấp thụ nước và qúa trình thoát hơi nước.
- Tưới nước hợp lý cho cây:
- Xác định thời điểm cần tưới, cần căn cứ vào: sức hút nước của lá, nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp của lá.
- Xác định lượng nứơc tưới phải căn cứ vào: nhu cầu nước của từng loại cây, tính chất vật lí, hóa học của từng loại đất và các điều kiện môi trường cụ thể.
- Cách tưới: phụ thuộc vào các nhóm cây trồng khác nhau.
* Xác định điều kiện để khí khổng đóng mở chủ động và nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này?
Loại cây | Điều kiện | Hiện tượng khí khổng | Nguyên nhân |
Bình thường, đủ nước | - Tối ra sáng. - Sáng vào tối | - ………..(Mở). -………….(Đóng) | - ………(Ánh sáng tác động). -………..(Thiếu ánh sáng). |
Bị hạn | - Thiếu nước nhưng vẫn có ánh sáng đầy đủ. | - ………..(Đóng).
| -……….(AAB tăng lên). |
Chịu hạn | - Khô cằn và có ánh sáng | -….(Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm). | -………(Thiếu nước thường xuyên). |
* Khí khổng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với sự đóng mở trong quá trình thoát hơi nước của cây?
- Khí khổng gồm 2 tế bào hạt đậu ghép lại ,mép trong tế bào rất dày ,mép ngoài mỏng .Do đó khi trương nước tế khí khổng mở rất nhanh ,Khi mất nước tế bào đóng lại cũng rất nhanh.
* Hãy giải thích, tại sao thoát hơi nước là “tai hoạ” và tại sao thoát hơi nước là “tất yếu”?
TL:
- Thoát hơi nước là tai hoạ: Trong quá trình sống, TV phải mất đi một lượng nước quá lớn -> phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi -> khó khăn cho cây trong quá trình sống.
- Thoát hơi nước là cần thiết:
+ Là động lực hút nước
+ Điều hoà nhiệt độ
+ Thoát nước khí khổng mở, giúp TV hút CO2 đảm bảo cho quá trình QH.
* Theo kinh nghiệm dân gian, tại sao không nên tưới nước cho cây vào giữa trưa khi trời nắng gắt?
TL: Giữa trưa khi trời nắng gắt, khí khổng thường đóng lại, nếu tưới nước vào giữa trưa có thể gây úng cho cây.
* Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Gợi ý: Mặt trên không có khí khổng nhưng vẫn có quá trình thoát hơi nước chứng tỏ sự thoát hơi nước đã xảy ra qua cutin.Vì thoát hơi nước ở lá có 2 con đường là qua khí khổng và qua cutin.
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Sinh học 11 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập