SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN Môn: Lịch sử – LỚP 11
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM, gồm có 24 câu (6 điểm)
Câu 1. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 2. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 3. Quốc gia nào là những nước đi đầu trong việc đi xâm chiếm khu vực Mĩ Latinh?
A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Pháp và Bồ Đào Nha.
B. Anh và Hà Lan. D. Hà Lan và Tây Ban Nha.
Câu 4. Âm mưu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh sau khi các nước này giành được độc lập?
A. Biến Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.
B. Biến Mĩ Latinh thành "sân sau" của Mĩ
C. Cùng hợp tác phát triển kinh tế vững mạnh.
D. Đầu tư kinh tế cho các nước Mĩ Latinh phát triển
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào đã thể hiện được tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam - Cam pu chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp?
A. Khởi nghĩa Si vô tha. B. Khởi nghĩa A cha xoa
C. Khởi nghĩa Pu côm pô. D. Khởi nghĩa Ong kẹo
Câu 6. Vì sao đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa?
A. Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.
B. Vì Đức là một nước "đế quốc trẻ" bị Anh, Pháp tìm mọi cách kìm hãm.
C. Vì Đức đã được thống nhất.
D. Vì Đức là nước lãnh đạo phe Liên Minh
Câu 7. Kết quả chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), sự kiện nào nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc?
A. 10 triệu người chết. B. Sự thất bại của phe liên minh
C. Phong trào yêu nước phát triển D. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga
Câu 8. Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản C. Cách mạng vô sản
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới D. Cách mạng vô sản kiểu mới
Câu 9. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là:
A. Trật tự hai cực Ianta. B. Trật tự đa cực.
C. Hệ thống Vécxai – Oa sinh tơn. D. Hệ thống Pari – Pôt-xđam
Câu 10. Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Hội Quốc Liên B. Liên Hiệp Quốc
C. Khối thị trường chung Châu Âu D. Hội đồng giám sát.
Câu 11. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã:
A. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
B. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
C. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
Câu 12. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp:
A. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.
B. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội một cách ôn hòa và duy trì nền dân chủ đại nghị.
C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.
Câu 13. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp:
A. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.
B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.
C. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.
D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội một cách ôn hòa và duy trì nền dân chủ đại nghị.
Câu 14. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là:
A. Đảng trung tâm.
B. Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo.
C. Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã)
D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo
Câu 15. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện pháp:
A. Thi hành "chính sách mới".
B. Thi hành chính sách "kinh tế mới".
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.
D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa.
Câu 16. Chính sách đối ngoại của Chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ Latinh là
A. Sử dụng đồng đô la, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ
B. Gây chiến tranh xâm lược.
C. Can thiệp bằng vũ trang.
D. Chính sách láng giềng thân thiện.
Câu 17. Chính sách của Mĩ trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới là:
A. Giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.
B. Giữ vai trò tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa phát xít.
C. Ủng hộ các lực lượng phát xít tấn công Liên Xô.
D. Không bán vũ khí cho các bên tham chiến.
Câu 18. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô là:
A. Những nhà văn hiện thực lớn nhất của nước Pháp.
B. Những nhà tư tưởng lớn, tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng.
C. Những họa sĩ nổi tiếng ở thế kỉ XVIII
D. Những nhà soạn nhạc vĩ đại của thế kỉ XVIII
Câu 19. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chính nghĩa thuộc về phe liên minh. C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
B. Chính nghĩa thuộc về phe hiệp ước. D. Chính nghĩa thuộc về nhân dân
Câu 20. Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã Lai. B. Xin-ga-po C. Bru-nây. D. Xiêm.
Câu 21. Nước nào có phần thuộc địa ở Châu Phi rộng lớn nhất:
A. Nước Nga B. Nước Pháp C. Nước Đức D. Nước Anh
Câu 22. Trong 20 năm đầu đấu tranh (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
A. Dùng phương pháp ôn hòa. C. Dùng phương pháp thương lượng
B. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
Câu 23. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?
A. Tân Sửu. B. Nam Kinh. C. Bắc Kinh. D. Nhâm Ngọ
Câu 24. Tháng 11/ 1917 có sự kiên nào xảy ra ở Nga?
A. Nga kí hòa ước Brét - Li-tốp với Đức
B. Cách mạng dân chủ tư sản thành công ở Nga.
C. Cách mạng tháng 10 thành công ở Nga
D. Chính phủ tư sản tuyên bố rút khỏi cuộc CTTG
II – PHẦN TỰ LUẬN, gồm có 2 câu (4 điểm)
Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng mười Nga? Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với Việt Nam? (2đ)
Câu 2: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới? (2đ)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
1 | C | 9 | C | 17 | A |
2 | D | 10 | A | 18 | B |
3 | A | 11 | D | 19 | C |
4 | B | 12 | B | 20 | D |
5 | C | 13 | B | 21 | D |
6 | A | 14 | C | 22 | A |
7 | D | 15 | A | 23 | B |
8 | B | 16 | D | 24 | C |
II – PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1:
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga
Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga – nhân dân lao động, các dân tộc trong đế quốc được giải phóng, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga, cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
Ảnh hưởng của CMXHCN tháng Mười Nga 1917 đến Việt Nam: HS viết theo hiểu biết của mình nhưng phải đảm bảo các ý chính:
Thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới...
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê Nin và tin theo Lê Nin và quyết định làm cách mạng như cách mạng tháng Mười, đó là con dường cách mạng vô sản.....
Kinh nghiệm cách mạng tháng Mười, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
Học tập và làm theo cách mạng tháng Mười, Đảng ta xây dựng khối đoàn kết Công- Nông-Binh hình thành sức mạnh to lớn chống đế quốc, thực dân và chế độ phong kiến...
Câu 2:
Do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong khi đời sống của nhân dân lao động không được cải thiện nên cung vượt cầu và bùng nổ khủng hoảng thừa
Bùng nổ từ 10/1929 đạt đỉnh điểm năm 1932, từ cuối 1933 thì bắt đầu khôi phục dần
Bắt đầu từ nước Mỹ sau đó lan rộng ra khắp thế giới tư bản, từ thị trường chứng khoán, lan sang các lĩnh vực ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp
Hậu quả
Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản..., hàng chục triệu người thất nghiệp... Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, từ khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng về chính trị
Để đối phó các nước nhiều thuộc địa tiến hành cải cách kinh tế... các nước ít thuộc địa tiến hành phát xít hoá chính quyền, chạy đua vũ trang phát động chiến tranh thế giới
→ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HKI môn Lịch sử lớp 11 năm 2017, Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi HKI môn Lịch sử lớp 11 năm 2017, Trường THPT Phan Ngọc Hiển, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.