Đề cương ôn tập HK 1 môn Lịch sử lớp 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 LỚP 11 MÔN SỬ 2017

 

I. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1. Nguyên nhân của chiến tranh

- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc: các nước “đế quốc già”(Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn. Các nước “đế quốc trẻ”(Mĩ, Đức) đi vào con đường TBCN muộn, phát triển nhanh về kinh tế, nhưng lại có quá ít thuộc địa. Trong khi đó, thế giới đã bị chia xong, không còn “chỗ trống” nũa. Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên:

+Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895): NB thôn tính Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ, Đài Loan.

+Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm Phi-líp-pin, Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô.

+Chiến tranh Anh - Bôơ (1899 - 1902): Anh chiếm Nam Phi.

+Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905): Nhật khẳng định quyền thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và Nam đảo Xa-kha-lin.

- Trong cuộc chạy đua tranh giành TĐ, Đức là ĐQ hung hăng nhất: từ những năm 80 của TK XIX, giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch CT nhằm chiếm hầu hết lãnh thổ ở châu Âu và các TĐ của Anh, Pháp ở châu Á và châu Phi…

 - Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn nhàm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập : Khối liên minh gồm Đức, Áo - Hung (1882) và khối hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới…

Nguyên nhân cơ bản của CT là do >< giữa các nước ĐQ, chủ yếu là giữa ĐQ Đức và ĐQ Anh về vấn đề TĐ. Ngoài ra, giai cấp cầm quyền ở các nước ĐQ đều muốn lợi dụng CT để đàn áp pt công nhân và pt GPDT.

- Năm 1912-1913: tình hình b/đ Ban căng trở nên căng thẳng…

- 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị một người Xéc – bi ám sát…

2. Diễn biến: Sau sự kiện Thái tử Áo - Hung bị một người Xécbi ám sát (ngày 28 - 6 1914), từ ngày 1 đến ngày 3 - 8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4 - 8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, cả hai phe đều lôi kéo thêm nhiều nước tham gia và sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại đã giết hại và bị làm thương hàng triệu người.

Giai đoạn

Mặt trận phía Tây

Mặt trận phía Đông

Kết quả

Giai đoạn 1 (1914-1916)

- Tháng 8/1914, Đức thực hiện k/h “đánh nhanh thắng nhanh” tấn công Pháp, uy hiếp Pa-ri, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

- Tháng 9/1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ, quân Anh đổ bộ lên châu Âu.

- Năm 1916, Đức mở c/dịch Véc-đông và tiêu diệt quân chủ lực Pháp.

- Nga tấn công Đông PhổàNước Pháp được cứu nguy.

- Năm 1915, Đức cùng Áo-Hung tấn công Nga và đè bẹp Nga và loại Nga khỏi chiến tranh.

- Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức thất bại, cả hai phe ở vào thế cầm cự.

- Cả hai bên ở vào thế cầm cự, k/hoạch của Đức thất bại.

- Đức thất bại, gần 70 vạn người chết và bị thương. Phe l/m chuyển sang thế phòng ngự ở hai mặt trận.

 

 

Đặc điểm nổi bật:

+ Cả 2 bên tham chiến ở vào thế cầm cự…

+ Tình trạnh khốn cùng của nd lđ không ngừng tăng lên; đói rét, bệnh tật, những tai họa do CT đem đến ngày càng nhiều: gần 6 triệu người chết, hơn 10 triệu người bị thương…

+ Mâu thuẫn XH trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắtàphong trào công nhân, pt phản đối ct phát triển nhanh chóng…

Giai đoạn 2 (1917-1918)

- Tháng 4/1917, Mĩ tham chiến đứng về phe Hiệp ước.

- Tháng 9/1918, Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công.

- 9/11/1918, c/m DCTS bùng nổ ở Đức.

- 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện.

- Tháng 2/1917, CM dân chủ TS thắng lợi ở Nga

-7/11/1917,cách mạng XHCN thành công XHCN tháng 10 Nga thành công.

- Tháng 3/1918, Nga kí với Đức hòa ước Brét-Li tốp.

- Chế độ Nga Hoàng bị lật đổ, nhưng chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi ct.

- Nước Nga xô viết ra đời

- Nga rút khỏi chiến tranh.

- Các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

- Nền quân chủ Đức sụp đổ, nền cộng hòa được xác lập.

- CTTG I kết thúc.

 

3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất

- CTTG I đã gây nên thảm hoạ nặng nề cho nhân loại:

+ 38 nước và 1,5 tỉ người bị lôi vào vòng khói lửa.

+ Phe Liên minh thất bại.

+ 10 triệu người chét, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá huỷ,... chi phí chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla. Nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ (nhất là Pháp), các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mĩ.

+ Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa,  Anh, Pháp và Mĩ,... mở rộng thêm thuộc địa của mình.

+ Chiến tranh không giải quyết được >< đó tăng lên.

- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệc là sự bùng nổ và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

- Sau CT, trật tự thế giới mới được hình thành: hệ thống Véc xai – Oa sinh tơn…

II. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917  VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)

1- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

a) Tình hình nước Nga trước cách mạng

* Kinh tế: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Nga chuyển sang giai đoạn ĐQCN

- CNTB phát triển nhanh chóng, trong đó chính sách khuyến khích đầu tư tư bản nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Nhiều ngành công nghiệp phát triển như khai khoáng, cơ khí…

- Các công ty dộc quyền xuất hiện lũng đoạn toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị đất nước…CNĐQ một mặt phát triển sức sản xuất lên cao chưa từng có, mặt khác ở Nga vẫn tồn tại quan hệ SX PK với nền nông nghiệp lạc hậu (chế độ sở hữu ruộng đất) à đã tạo ra mâu thuẫn không thể dung hòa với quan hệ sản xuất TBCN à Nga là nước ĐQ yếu, lạc hậu hơn các nước khác..

* Chính trị - xã hội:

+ Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, với sự thống trị của Nga hoàng Ni-cô-lai II. Các tàn tích của chế độ nông nô vẫn chưa được xóa bỏ. Nhân dân lao động Nga và hơn 100 dân tộc Nga phải chịu nhiều từng áp bức bóc lột (phong kiến, tư bản trong và ngoài nước…).

+ Năm 1914, nước Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra nhiều thảm họa cho đất nước (kinh tế suy sụp, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi…) à đâuy nước Nga vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế , chính trị, xã hội, đây là tiền đề khách quan thuận lợi cho cách mạng bùng nổ, các thế lực đế quốc không có điều kiện can thiệp vào.

 Từ tình hình trên, nước Nga trở thành nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt của CNĐQ  (mâu thuẫn giữa công nhân và chủ tư bản, giữa nông dân và địa chủ, giữa các dân tộc không phải Nga và chế độ Nga hoàng...) à toàn bộ những mâu thuẫn này chồng chéo lên nhau và ngày càng gay gắt làm cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật độ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước. Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.

* Nhân dân Nga có kinh nghiệm đấu tranh, Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin kiên quyết cách mạng…

b) Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười

- Tháng Hai năm 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga, với sự kiện mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở thủ đô Pêtơrôgrat (nay là Xanh Pêtécbua). Phong trào đấu tranh lan rộng trong cả nước. Chế độ quân chủ Nga hoàng bị lật độ.

- Nhưng ngay sau cuộc Cách mạng tháng Hai, một tình hình phức tạp đã diễn ra - đó la tình trạng hai chính quyền song song tồn tại (Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Chính quyền Xô Viết của công nhân nông dân và binh lính) với mục tiêu và đường lối chính trị khác nhau. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản vẫn tiếp tục tiến hành chiến tranh đế quốc.

- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo, chống phong kiến Nga hoàng…).

- Để giải quyết tình hình phức tạp đó, V. Lênin đã đề ra Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Diễn biến: cách mạng tháng 10 diễn ra qua 2 giai đoạn

+ gđ1 (tháng 3àtháng 7): đấu tranh hũa bỡnh nhằm tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh để lật đổ chính phủ lâm thời.

+ gđ 2 (từ tháng 8): chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chớnh quyền. Đêm 24/10/1917, cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ và thắng lợi ở thủ độ Pêtơrôgrat. Đêm 25/10/1917, toàn bộ chính phủ lâm thời bị bị bắt. Đến đầu năm 1918, cuộc cách mạng thắng lợi trên phạm vi cả nước cùng sự thành lập Chính quyền Xô viết các cấp từ trung ương đến địa phương.

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga

- Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga - nhân dân lao động, các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

- Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

4. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925):

- Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn: nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị - xã hội không ổn định, bạo loạn xảy ra ở khắp nơi.

- Tháng 3/1921, V.I.Lênin đề ra chính sách kinh tế mới, bao gồm các chính sách quan trọng về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ; trong đó quan trọng nhất là thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực; cho phép tự do buôn bán nhằm khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn; tư nhân và tư bản nước ngoài được khuyến khích kinh doanh, đầu tư ở Nga dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhà nước chỉ nắm các ngành kinh tế chủ chốt.

- Chính sách kinh tế mới đã thu được những kết quả to lớn: nền kinh tế nước Nga đã được khôi phục và đưa lại sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

III. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1918 - 1919) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để kí kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

- Một trật tự thế giới mới đã được xác lập, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Các nước Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế cũng như áp đặt sự nô dịch với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa phụ thuộc, đồng thời ngay giữa các nước thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Như vậy, trong thực tế giữa các nước tư bản với nhau (thắng trận – bại trận, thắng trận với nhau) và giữa các nước tư bản với các nước thuộc địa, phụ thuộc mâu thuẫn với nhau ngày càng gay gắt.

- Hội nghị Vécxai còn quyết định thành lập Hội Quốc liên, nhằm duy trì trật tự thế giới mới, với dự tham gia của 44 quốc gia thành viên, thực tế là bảo vệ quyền lợi cho các nước thắng trận.

2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và những hậu quả của nó.

- Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho người lao động, dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế bùng nổ (khủng hoảng thừa).

- Diễn biến: tháng 10-1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản. Khủng hoảng kéo dài 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932.

- Hậu quả: khủng hoảng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, xã hội: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn, nhiều cuộc đấu tranh của những người thất nghiệp diễn ra khắp nơi…

 - Đặc điểm: đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

- Biện pháp: các nước tư bản đều ra sức tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng và duy trì ách thống trị của giai cấp tư sản. Các nước như Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành  những cải cách về  kinh tế - xã hội . Các nước khác như Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới với việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

IV. Nước Đức trong những năm 1929 – 1939:

1) Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn hết sức nặng nề đối với nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm tới 47% so với trwocs khủng hoảng, hàng nghìn nhà máy phải đóng cửa, khiến 5 triệu người thất nghiệp,... Đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng.

- Trong bối cảnh ấy, Đảng Quốc xã của Hítle đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phát xít hoá bộ máy nhà nước. Được sự ủng hộ của giới đại tư bản và lợi dụng sự hợp tác bất thành giữa Đảng cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ Đức,... ngày 30/1/1933, Hítle đã được đưa lên làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới của đảng Quốc xã. Nước Đức bước vào một thời kì đen tối.

2) Nước Đức trong những năm 1933 - 1939

Sau khi lên cầm quyền, Chính phủ Hítle đã thiết lập nền chuyên chế độc tài khủng bố công khai với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.

- Về chính trị: Chính phủ Hítle công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ, tiến bộ, trước hết đối với Đảng Cộng sản Đức, tuyên bố huỷ bỏ Hiến pháp Vaima.

- Về kinh tế: đẩy mạnh việc quân sự hoá nền kinh tế nhằm phục vụ các yêu cầu chiến tranh xâm lược. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với trước khủng hoảng và đứng đầu châu Âu tư bản về số lượng thép và điện.

- Về đối ngoại: chính quyền Hítle ráo riết đẩy mạnh các hoạt dộng chuẩn bị chiến tranh, nhất là từ năm 1935 khi ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt động xâm lược ở châu Âu. Tới năm 1938, nước Đức đã trở thành một xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược.

V. NƯỚC MĨ (1929 – 1939):

1) Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ:

- Cuối tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bất ngờ nổ ra ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.

- Cuộc khủng hoảng đã chấm dứt thời kì hoàng kim và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản xuất công nghiệp chỉ còn 53% (so với 1929), 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp,...

- Các mâu thuẫn xã hội trở lên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng trong cả nước.

2) Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph.Rudơven

- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Rudơven đã đề ra một hệ thống các chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội, được gọi chung là chính sách mới.

- Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp... dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước.

- Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.

- Về đối ngoại, Chính phủ Rudơven đề ra Chính sách láng giềng thận thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11/1933). Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Chính phủ Rudơven đã thông qua hàng loạt các đạo luật được gọi là trung lập, nhưng trên thực tế đã góp phần khuyến khích chính sách hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa phát xít.

VI. NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

1) Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản

- Trong những năm 1929 - 1933, cả thế giới tư bản đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế. Nhưng sớm hơn nhiều nước tư bản khác, năm 1931 kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng tồi tệ nhất: sản lượng công nghiệp giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80% so với năm 1929; nông dân bị mất mùa phá sản, có tới 3 triệu công nhân thất nhiệp,...

- Mâu thuẫn xã hội trở lên hết sức gay gắt.

2) Quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước

- Nhằm khắc phục những hậu quả của khủng hoảng và giải quyết những khó khăn trong nước, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Khác với ở đức, do những bất đồng trong nộibộ giới cầm quyền, quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản kéo dài trong suốt thập kỉ 30.

- Cùng với việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

Năm 1933, Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, dựng lên cái gọi là "Mãn Châu Quốc" do Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của triều đình Mãn Thanh đứng đầu. Nhật Bản đã nhen lên lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.

3. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt

Trong những năm 30 thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức như biểu tình, thành lập Mặt trận Nhân dân và cả các cuộc phản chiến trong quân đội, góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử lớp 11 năm 2017. Để tham khảo thêm nội dung của Đề cương ôn tập HKI môn Lịch sử lớp 11 năm 2017, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?