Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII NĂM 2020 HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH

 

I- CHUỖI PHẢN ỨNG:

1. (C6H10O5)n →C6H12O6  →C2H5OH  →C2H4 →C2­H5Br → C2H5OH→  CH3CHO →C2H5OH→ C2H5Cl.

2. CH3COONa → CH4 → C2H2 → C2H6 → C2H5Cl  → C2H5OH → CH3COOH.

3. Canxicacbua →axetilen →  benzen →brombenzen → natriphenolat  →phenol→ 2,4,6-tribromphenol

II- VIẾT ĐỒNG PHÂN – GỌI TÊN THAY THẾ:

1. Ancol có CTPT C3H8O,  C4H10O.

2. Anđehit có CTPT C4H8O, C5H10O.

III- DỰA VÀO TÍNH CHẤT HÓA HỌC => CÔNG THỨC CẤU TẠO & TÊN GỌI:

1. Xác định CTCT và tên gọi của X , biết X là hợp chất hữu cơ có CTPT C2H6O và:

a. X tác dụng được với Na.

b. X không tác dụng với Na.

2. Xác định CTCT và gọi tên của các hợp chất hữu cơ đồng phân có CTPT C7H8O (đều có nhân thơm) sau:

a. X phản ứng thế với Br2 (tỉ lệ 1:3), tác dụng với NaOH.

b .X phản ứng với Na, bị oxi hóa bởi CuO, t0 tạo anđehit.

c .X không tác dụng với Na.

3. Xác định CTCT và tên gọi của X , biết X là hợp chất hữu cơ có CTPT C3H8O và:

a. X tác dụng với CuO, to tạo thành anđehit.

b. X tác dụng với CuO, to tạo thành xeton.

c. X không tác dụng với K.

4. Xác định CTCT và tên gọi của X , biết X là hợp chất hữu cơ có CTPT C3H6O và:

a. X tác dụng được với Na.

b. X tham gia phản ứng tráng gương

c. X không tham gia phản ứng tráng gương.

IV- NHẬN BIẾT CÁC CHẤT LỎNG:

1. Phenol, glixerol, metanol và etanal.

2. Phenol, glixerol, etanol và benzen.

V- VIẾT PTHH CHỨNG MINH CÁC NHẬN ĐỊNH:

1. Ancol, phenol có chứa nguyên tử H linh động.

2. Phân tử ancol có chứa nhóm –OH .

3. Ancol có tính khử.

4. Ancol có tính oxu hóa.

5. Phenol có tính axit.

6. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3.

7. Trong phân tử phenol, vòng benzen có ảnh hưởng đến nhóm –OH.

8. Trong phân tử phenol, nhóm –OH có ảnh hưởng đến vòng benzen.

9. Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy có kết tủa vàng của axit picric.

10. Đun nóng butan-2-ol với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp 2 anken.

11. Anđehit vừa có tính khử, vừa có tính oxy hóa.

12. Anđehit làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom.

VI- TOÁN XÁC ĐỊNH CTPT ANCOL – ANĐEHIT:

Bài 1: A là một ancol no đơn chức, mạch hở. Để đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol A phải dùng hết 35,28 lít khí oxi (đktc). Hãy xác định CTPT, CTCT và gọi tên A.

Bài 2: Oxi hóa hoàn toàn 0,6g một ancol A đơn chức thì thu được 0,72 gam nước và 1,32 gam CO2. Xác định CTPT của A.

Bài 3: Cho 14,8 g ancol X no, đơn chức mạch hở tác dụng với Na dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí hiđro (đktc). Xác định CTPT của X.         

Bài  4: Cho 13,8 g ancol X đơn chức mạch hở tác dụng với Na dư, thấy thoát ra 3,36 lít khí hiđro (đktc).  Xác định CTPT của X.

Bài  5: Cho 9,2g một ancol no X (có tỉ khối hơi so với O2 bằng 1,4375) tác dụng với Na dư thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Hãy xác định CTPT và CTCT của ancol X.

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam một ankanal A, thu được 13,44 lít CO2 (đktc). Xác định CTPT của A.

Bài 7: Hiđro hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức X thu được 2,3 gam ancol. Xác định CTPT của X.

Bài 8: Cho 5,8 gam một anđehit no, đơn chức, mạch hở A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 21,6 gam Ag. Xác định CTPT của A.

VII- TOÁN HỖN HỢP:

Bài 1: Cho 12,2 gam hỗn hợp X gồm etanol và propan -1-ol tác dụng hết với K, thu được 2,8 lít khí (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

b. Cho hỗn hợp X qua ống đựng CuO, đun nóng thì thu được bao nhiêu gam Cu ?

Bài 2: Cho 14 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

b. Cho 28 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH (đủ) thì thể tích dung dịch NaOH phải dùng là bao nhiêu?

Bài 3: Cho hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Br2 vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng. Tính  thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

Bài 4: Cho hỗn hợp X gồm glixerol và etanol tác dụng hoàn toàn với natri thu được 33,6 lít khí (đktc). Tính % khối lượng từng chất trong X, biết hỗn hợp X hòa toan được 29,4 gam Cu(OH)2

Bài 5: Hỗn hợp X gồm etanol, propan – 1 – ol và ancol anlylic được chia làm 3 phần bằng nhau:

- Phần 1: cho tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc)

- Phần 2: có thể làm mất màu dd chứa 8g Br2 trong CCl4

- Phần 3: đốt cháy thấy thoát ra 17,6g CO2 (đktc) sinh ra.

Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp X.

Bài 6: Cho 28,2 gam hỗn hợp A gồm metanol, etanol, phenol tác dụng với dd brom dư thì thu được 33,1 gam kết tủa trắng. Mặt khác cũng hỗn hợp trên tác dụng với natri dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc).

a. Tính % về khối lượng mỗi chất trong A.

b. Nếu cho hỗn hợp A trên tác dụng với CuO dư thì khối lượng chất rắn giảm hay tăng bao nhiêu gam.

Bài 7: Cho m gam hh A gồm phenol, etanol, glixerol t/d với dd brom dư thì thu được 36,41 gam kết tủa trắng. Mặt khác, 2m gam hh A trên t/d vừa đủ với 11,76 gam Cu(OH)2 và cũng 2m gam hỗn hợp A trên t/d  với Na dư thì thu được 13,44 lít H2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong A.

Bài 8: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol. Cho m gam X tác dụng với Na thấy giải phóng 0,336 lít H2 (đktc). Mặt khác m gam X phản ứng hết với 100 ml dd NaOH 0,2M. Tính m và % khối lượng mỗi chất trong X.

Bài 9: Cho 11,8 gam metanal và etanal tác dụng với dung dịch AgNO3­/NH3 dư thì thu được 86,4 gam Ag. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 10: Cho 12,4 gam propanal và etanal tác dụng với dung dịch AgNO3­/NH3 dư thì thu được 54 gam Ag. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 11: Cho m gam hỗn hợp gồm etanol và etanal tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 32,4 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp trên khi tác dụng với K dư thì có 5,6 lít khí bay ra (đktc).

a. Tính m.

b. Tính thể tích O2 (đktc) tối thiểu cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp như trên.

Bài 12: Để trung hòa 39,8 gam hỗn hợp gồm phenol và propanal, cần dùng 150 ml dung dịch NaOH 2M.

a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b. Nếu cho 19,9 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì sẽ thu được bao nhiêu gam Ag?

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?