Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THCS-THPT Võ Nguyên Giáp

SỞ GD&ĐT TỈNH PHÚ YÊN

TRƯỜNG THCS&THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN:HÓA HỌC –LỚP 11

Năm học 2019-2020

 

A. LÝ THUYẾT

PHẦN I : HIĐROCACBON

I. HIĐRO CACBON NO

I – ANKAN (Hiđro cac bon no)

Công thức chung : CnH2n + 2

→ Tên = (số chỉ + tên nhánh) + Tên mạch chính ứng với tiếp đầu ngữ số đếm + an

→ Tính chất hóa học :

- Phản ứng thế đặc trưng : Điều kiện đun nóng hoặc chiếu sáng ( ưu tiên thế nguyên tử H đính với C bậc cao hơn tạo sản phẩm chính)

- Phản ứng tách H2 hoặc mạch cacbon

- Phản ứng cháy : CnH2n + 2  +  \(\frac{{(3n + 1)}}{2}\) O2 →  nCO2 + (n + 1)H2O  với \({n_{C{O_2}}} < {n_{{H_2}O}}\)

II- HIĐRO CACBON KHÔNG NO

II.1 ANKEN – ANKADIEN

→ CT chung CnH2n (n \( \ge \)2) anken ; CnH2n – 2 (n\( \ge \) 3) ankađien

→ Tên = (số chỉ + tên nhánh) + Tiếp đầu ngữ số đếm trên mạch chính + số chỉ lk đôi + en

→ Có đồng phân về mạch C, đp vị trí lk đôi và đp hình học ( Cis, Trans)

→ Tính chất hóa học: Phản ứng cộng đặc trưng (cộng vào liên kết )

→ Cộng : Cl2, Br2 ( p/ư nhận biết anken), H2 (xt Ni)

→ Cộng : HX vào anken bất đối xứng tuân theo quy tắc Mac-cô-nhi-côp

→ Phản ứng trùng hợp tạo polime (P.E, PP)

→ Oxh bởi dd KMnO4 tạo ancol 2 chức (p/ư nhận biết anken)

→ Với ankađien cộng 1 :1 xảy ra theo 2 hướng tùy điều kiện cộng 1,2 ở nhiệt độ thấp, cộng 1,4 ở nhiệt độ cao đẩy lk đôi vào giữa mạch

→ Phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu 1,4 ( buta-1,3-đien, isopren)

→ p/ư làm mất màu dd Br2, KMnO4 ở đk thường giống anken

II.2 ANKIN

Là hiđrocacbonkhông no mạch hở phân tử có 1 liên kết ba CT chung CnH2n – 2 (n )

→ Có đồng phân về mạch C, vị trí lk ba không có đp hình học

→ Danh pháp Tên = (số chỉ + tên nhánh) + tiếp đầu ngữ số đếm trên mạch chính + in

→ Tên thường = tên gốc hiđro cac bon đính với cacbon mang nối ba + axetilen

→ Tính chất hóa học : Phản ứng cộng đặc trưng p/ư cộng theo 2 giai đoạn

Phản ứng cộng HX cũng tuân theo quy tắc mac-co-nhi-cop

→ P/ư đime hóa tạo vinyl axetien, trime hóa tạo benzen

→ Ankin có liên kết ba đầu mạch (ank-1-1n) p/ư thế ion kl với AgNO3/NH3 (đặc trưng)

→ p/ư oxh bởi KMnO4 làm mất màu giống anken

III- HIĐRO CACBON THƠM

III.1 – BenZen Và Đồng Đẳng

→ Công thức chung CnH2n – 7 (n ) phân tử có một vòng benzen

→ Các chất tiêu biểu ( benzen, toluen, etylbenzen ….)

→ Tính chất hóa học vòng benzen có tính chất  đặc trưng vừa có p/ư cộng vừa có p/ư thế

1) P/ư thế H của vòng benzen đk bột Fe xt , phản ứng nitro hóa với HNO3 đ, xt H2SO4 đ

với các ankyl benzen p/ư thế ưu tiên vào vị trí o- ; p- (vị trí 2,4,6 ) và dễ hơn so với benzen

2) p/ư cộng H2, Cl2 tạo hợp chất vòng no xiclo hexan, hexacloran

3) p/ư oxh benzen không làm mất màu dd KmnO4 các ankyl benzen làm mất màu khi đun nóng (đặc trừng)

III.2 – Stiren (vinyl benzen) CTCT : C6H5 – CH = CH2 phần nhánh có tính chất tương tự anken (p/ư cộng X2, HX, oxh bởi KmnO4, p/ư trùng hợp..)

PHẦN II: ANCOL – PHENOL

I – Ancol

→ CTTQ của ancol no, đơn chức mạch hở CnH2n + 1 OH , CnH2n + 2 O (n )

→ Đồng phân : Mạch cacbon, vị trí nhóm chức OH, bậc của ancol là bậc của nguyên tử C đính với nhóm OH

→ Tên = (số chỉ + tên nhánh) + tên hiđro tương ứng với mạch chính + số chỉ OH + ol

Tên thường = Ancol + tên gốc hiđro cacbon + ic

→ Tính chất hóa học:

1. P/ư thế H của – OH :tính chất chung của ancol – tác dụng với kl kiềm

→ Tính chất riêng của ancol đa chức có nhóm – OH cạnh nhau (etilen glicol, glixerol) tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam (đặc trưng)

2. P/ư thế nhóm – OH

→ Tác dụng với axit vô cơ HCl, HBr ….

→ p/ư với ancol từ 2 phân tử ancol loại 1 H2O (xt H2SO4 đặc, 140oC) tạo ete (p/ư ete hóa )

3. p/ư tách H2O từ 1 phân tử ancol tách 1 H2O (xt H2SO4 đặc, 170oC) tạo anken 

\({{\rm{C}}_n}{{\rm{H}}_{2n{\rm{ + 1}}}}{\rm{OH}} \to {{\rm{C}}_n}{{\rm{H}}_{2n}} + {{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\)

4. Phản ứng oxi hóa (bởi CuO)

→ Ancol bậc I tạo anđehit, ancol bậc II tạo xeton

→ P/ư cháy : \({C_n}{H_{2n{\rm{ }} + {\rm{ }}1}}OH{\rm{ }} + \frac{{{\rm{3n + 1}}}}{2}{{\rm{O}}_2} \to {\rm{nC}}{{\rm{O}}_2}{\rm{  +  (n + 1)}}{{\rm{H}}_2}{\rm{O }}{{\rm{(}}^{\rm{n}}}{{\rm{H}}_2}{\rm{O  > }}{{\rm{ }}^{\rm{n}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_2})\)

II – Phenol

→ CTTQ : CnH2n – 7OH, chất  tiêu biểu phenol C6H5 – OH

→Tính chất hóa học:

→ Phản ứng thế H của – OH tác dụng với kim loại kiềm, dung dịch kiềm (NaOH, KOH…) tạo muối phenolat → Phenol có tính axit rất yếu yếu hơn axit cacbonic không làm đổi màu quỳ tím

C6H5ONa  + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

→ Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen

→Thế dd Br2 : C6H5OH + 3Br2 → Br3C6H2OH ↓ (trắng) + 3HBr (p/ư đặc trưng)

→ P/ư nitro hóa tác dụng với HNO3 đặc

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH ↓ (vàng) axitpicric + 3H2O

→ Giữa vòng benzen và nhóm – OH có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

PHẦN III: ANĐEHIT – XETON – AXITCACBÔXYLIC

I- Anđehit

II – Axit cacboxylic

B.BÀI TẬP

I.TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → PVC. Trong đó, X và Y lần lượt là:

A. C2H6, CH2=CHCl.         

B. C3H4, CH3CH=CHCl.

C. C2H2, CH2=CHCl.         

D. C2H4, CH2=CHCl.

Câu 2: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là:

A. 3 đồng phân.      

B. 4 đồng phân.          

C. 5 đồng phân.          

D. 2 đồng phân.

Câu 3: Chất không làm đổi màu quỳ tím là:

A. NaOH.   

B. C6H5OH.            

C. CH3COOH.                     

D. CH3COONa.

Câu 4: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được: benzen, stiren, toluen?

A. Oxi không khí.   

B. dd KMnO4.              

C. dd Brom.           

D. dd HCl.

Câu 5: Hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH3–CH(CH3)–CH2–CH2–OH,  có tên gọi là:

A. 2-metylbutan-4-ol.         

B. 4-metylbutan-1-ol. 

C. pentan-1-ol.           

D. 3-metylbutan-1-ol.

Câu 6: Cho dãy các chất sau: buta-1,3-đien, propen, but-2-en, pent-2-en. Số chất có đồng phân hình học:

A. 4.                         

B. 1.                     

C. 2.                             

D. 3.

Câu 7: Để phân biệt ba chất lỏng sau: Glixerol, etanol, phenol, thuốc thử cần dùng là:

A. Cu(OH)2, Na.     

B. Cu(OH)2, dd Br2.  

C. Quỳ tím, Na.         

D. Dd Br2, quỳ tím.

Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

A. CH3COCH3, HC≡CH.   

B. HCHO, CH3COCH3.

C. CH3CHO, CH3-C≡CH.  

D. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO.

Câu 9: Chất nào sau đây khi cộng HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất:

A. CH2=CH-CH2-CH3.      

B. CH2=CH-CH3.

C. CH2=C(CH3)2.   

D. CH3-CH=CH-CH3.

Câu 10: Số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H10O là:

A. 6.                  

B. 4.                      

C. 8.                 

D. 2.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 896 ml hiđrocacbon A (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng 7,44 gam và trong bình có 12 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là:

A. C3H6.                             

B. C4H8.                   

C. C3H8.               

D. C4H10.

Câu 12: Lấy một lượng Na kim loại phản ứng vừa hết với 16,3 gam hỗn hợp X gồm ba ancol no, đơn chức thì thu được V lít H2 (đktc) và 25,1 gam rắn Y. Giá trị của V là:

A. 4,48 lít.                     

B. 3,36 lít.                     

C. 3,92 lít.                

D. 2,8 lít.

Câu 13: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:

1. Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.

2. Phenol tan vô hạn trong nước lạnh.

3. Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.

4. Phenol phản ứng được với dung dịch nước Br2 tạo kết tủa trắng.

A. 1, 2, 3.         

B. 1, 2, 4.                      

C. 2, 3, 4.                  

D. 1, 3, 4.

Câu 14: Dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:

A. CnH2n-1OH (n ≥ 3).         

B. CnH2n-7OH (n ≥ 6).

C. CnH2n+1OH (n ≥ 1).         

D. CnH2n+2-x(OH)x (n ≥ x, x > 1).

Câu 15: Đun nóng một ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,61. X có công thức phân tử là:

A. C3H7OH.            

B. CH3OH.      

C. C2H5OH.                 

D. C4H9OH.

...

Trên đây là trích dẫn Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THCS-THPT Võ Nguyên Giáp. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?