HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 11 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN
a. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Gas sử dụng trong gia đình hiện nay có khối lượng khoảng 12 kg chủ yếu là khí hóa lỏng của
A. hỗn hợp propan và butan B. hỗn hợp propan và pentan
C. propan D. butan
Câu 2: Ankan có trong thành phần chính của khí gas là
A. C3H8 và C4H10
B. CH4
C. C5H12 và C6H14
D. C2H6 và C6H114
Câu 3: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2. B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl. D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3 đồng phân.
B. 4 đồng phân.
C. 5 đồng phân.
D. 6 đồng phân
Câu 5: Đèn xì axetilen –oxi dùng để làm gì ?
A. Hàn nhựa
B. Nối thuỷ tinh
C. Hàn và cắt kim loại
D. Xì sơn lên tường
Câu 6: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:
A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên).
C. CnH2n-2, n ≥ 2. D. Tất cả đều sai.
Câu 7: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.
B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en.
D. 2-etylbut-2-en.
Câu 8: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 10.
Câu 9: Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. CTPT của X là
A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.
Câu 10: Phương pháp chủ yếu chế hóa dầu mỏ là
A.rifominh và crăckinh B.chưng cất phân đoạn.
C.Chưng cất ở áp suất cao. D.Phương pháp chiết.
Câu 11: Thành phần chính của xăng là
A.hỗn hợp các ankan từ C6-C10 B.hỗn hợp các ankan từ C5-C6
C.hỗn hợp các anken từ C6-C10 D.hỗn hợp các ankan từ C3-C4
Câu 12: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6
B. CnH2n-6
C. CnH2n-6
D. CnH2n-6
Câu 13: Tính chất nào không phải của benzen ?
A. Dễ thế. B. Khó cộng.
C. Bền với chất oxi hóa. D. Kém bền với các chất oxi hóa.
Câu 14: Glixerol có công thức là
A. C3H8O3 B. C3H5OH. C. C3H8O. D. C3H6(OH)3
Câu 15: Một hiện tượng phổ biến hiện nay là sang chiết trái phép gas từ bình lớn sang bình nhỏ để kinh doanh. Việc làm này gây ra mối nguy hiểm tiềm ẩn cho người sử dụng bởi hai loại gas là khác nhau. Gas sử dụng trong các bình gas du lịch (bình gas mini) chủ yếu là khí hóa lỏng của
A. hỗn hợp propan và butan B. hỗn hợp propan và pentan
C. propan D. butan
Câu 16: Tính chất không phải của benzen là
A. không màu sắc. B. không mùi vị.
C. không tan trong nước. D. tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 17: 1 mol C6H5CH=CH2 tác dụng được tối đa bao nhiêu mol H2 ?
A. 1mol. B. 2 mol.
C. 3 mol. D. 4 mol.
Câu 18:Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là:
A. Dung dịch brom, Cu(OH)2. B. Cu(OH)2, quỳ tím.
C. Na, dung dịch brom. D. Dung dịch brom, quỳ tím
Câu 19: Hệ số cân bằng đúng của phản ứng sau đây là phương án nào?
C6H5CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + MnO2 + KOH + H2O
A. 1,2,1,2,2,1. B. 2,1,2,1,1,2. C. 2,2,2,2,2,1 D. 1,2,1,2,1,1.
Câu 20:Nhóm các chất đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 là :
A.pent-1-in, C3H7CHO, propen B.C2H2, HCHO, pent-1-in
C.CH2=CH-C CH, CH3CHO, C2H5OH D.CH3COOH, C2H5CHO, CH CH
Câu 21: Hợp chất có tên nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa vàng?
A. But-2-in. B. But-1-en. C. But-1-in. D. Pent-2-en.
Câu 22: Cồn là dung dịch ancol etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào của vi khuẩn chết. Trong y tế người ta thường dùng cồn bao nhiêu độ để cho độ sát khuẩn cao nhất ?
A.750. B.460. C.980. D.900
Câu 23:Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương .
A. CH3COOH
B. CH3COCH3
C. C2H5OH
D. CH3CHO
Câu 24: Khí gas sinh ra trong các hầm lên men (khí biogas) chứa ankan chủ yếu là
A. hỗn hợp propan và butan B. hỗn hợp propan và pentan
C. propan D. metan
Câu 25:CTPT chung của ankan là
A. CnH2n + 2 , n ≥ 1 B. CnH2n , n ≥ 0
C. CnH2n + 1, n ≥ 1 D. CnH2n - 2, n ≥ 1
b. Mức độ thông hiểu:
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một ankan A thì thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) CTCT của A là
A. CH3CH3 B. CH3CH2CH3
C. CH4 D. CH3CH2CH2CH3
Câu 27: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV);
C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
A. (I), (IV), (V).
B. (II), (IV), (V).
C. (III), (IV).
D. (II), III, (IV), (V).
Câu 28: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br . D. CH3-CH2-CH2-CH2Br
Câu 29: Để chứng minh ảnh hưởng của nhóm –OH lên vòng benzen trong phenol người ta thực hiện phản ứng:
A. Phenol tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng
B. phản ứng trùng ngưng của phenol với HCHO
C. Phenol tác dụng với NaOH và với dung dịch brôm
D. Phenol tác dụng với Na giải phóng H2
Câu 30: Nhóm gồm các chất làm mất màu dung dịch KMnO4/H2O là:
A. ximen, etylbenzen, xiclopropan, axetilen
B. naphtalen, stiren, isobutan, cumen.
C. toluen, isopropylbenzen, butilen, axetilen.
D. etilen, axetilen, isopren, benzen.
Câu 31: Trong các chất cho dưới đây. chất ở thể khí ở điều kiện thường là:
A. heptan B. nonan
C. butan D. pentan
Câu 32: Trộn cây sáp nến với CuO rồi nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao, dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng CuSO4 khan rồi qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì
A.ở bình 1thì CuSO4 khan từ màu xanh chuyển sang màu trắng, bình 2 có kết tủa
B. cả 2 bình đều không có hiện tượng xẩy ra
C. bình 1 không có hiện tượng, còn bình 2 có kết tủa trắng
D.ở bình 1thì CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh, bình 2 có kết tủa
Câu 33: 2,2,3,3-tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử ?
A. 8C,16H. B. 8C,14H. C. 6C,12H. D. 8C,18H.
Câu 34: Có thể nhận biết Anken bằng cách :
A. Cho lội qua nứớc B. Đốt cháy
C. Cho lội qua dung dịch axit D. Cho lội qua dung dịch nứớc Brôm
Câu 35: Cho ankin : CH3-CH(C2H5)-C≡CH. Tên gọi của ankin này là:
A. 2-etylbut-3-in
B.3-metylpent-4-in
C. 3-etylbut-1-in
D. 3-metylpent-1-in
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vu lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1A | 2A | 3B | 4A | 5C | 6B | 7C | 8B | 9C | 10A | 11A | 12C | 13D | 14A | 15D |
16B | 17D | 18A | 19D | 20B | 21C | 22A | 23D | 24D | 25A | 26B | 27B | 28C | 29A | 30C |
31C | 32D | 33D | 34D | 35C | 36D | 37C | 38B | 39A | 40D | 41C | 42D | 43A | 44D | 45A |
46A | 47D | 48B | 49A | 50D | 51C | 52D | 53D | 54B | 55A | 56A | 57B | 58C | 59B | 60B |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Trần Quốc Toản. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: