TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
1. Nội dung
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.
1c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
1d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
1e. Quyền tự do ngôn luận.
2b. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ.
1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
4b. Trách nhiệm của công dân.
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân.
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
a. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước (phần b đọc thêm).
2. Một số câu hỏi trắc nghiệm:
QUYỀN BẤT KHẢ XP CHỖ Ở
Nhận biết
Câu 1. Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nào?
A. Người bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
B. Chỉ người bị truy nã.
C. Người đang phạm tội quả tang.
D. Chỉ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
Câu 2. Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?
A. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng.
B. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.
C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
D. Bắt người không có lí do.
Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.
D. Đang bị nghi ngờ phạm tội.
Câu4. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp
A. công an cho phép.
B. có người làm chứng.
C. pháp luật cho phép.
D. trưởng ấp cho phép.
Câu 5. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung của quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự.
Câu 6. Không ai được tự ý vào vào chỗ ở của người khác nếu không được người khác đồng ý, trừ trường hợp được ai cho phép?
A. Toà án. B. Pháp luật. C. Cảnh sát. D. Công an.
Câu 7. Chỗ ở của công dân là nơi bất khả xâm phạm, không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó
A. đồng ý. B. chuẩn y. C. Chứng nhận. D. cấm đoán.
Câu 8. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong mấy trường hợp?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9. Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, đòi hỏi mỗi người phải
A. tôn trọng chỗ ở của người khác.
B. tôn trọng bí mật của người khác.
C. tôn trọng tự do của người khác.
D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Thông hiểu
Câu 1. Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải
A. tôn trọng chỗ ở của người khác. B. tôn trọng bí mật của người khác.
C. tôn trọng tự do của người khác. D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Câu 2. Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Bất kỳ ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác.
B. Cơ quan điều tra muốn thì khám xét chỗ ở của công dân.
C. Thủ trưởng cơ quan khám xét chỗ ở của nhân viên.
D. Công an khám nhà của công dân khi có lệnh.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Giúp chủ nhà phá khóa để vào nhà.
B. Con cái vào nhà không xin phép bố mẹ.
C. Trèo qua tường nhà hàng xóm để lấy đồ bị rơi.
D. Hết hạn thuê nhà nhưng không chịu dọn đi.
Câu 4. Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm
A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 5. Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm
A. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân chủ văn minh.
B. đảm bảo cuộc sống tự chủ trong xã hội dân chủ văn minh.
C. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân giàu nước mạnh.
D. đảm bảo cuộc sống ý nghĩa trong xã hội dân chủ văn minh.
Câu 6. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là để
A. tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
B. tránh hành vi tùy ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
C. tránh hành vi cố ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
D. tránh hành vi vi phạm, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
Câu 7. Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền
A. Quyền bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.
D. Quyền bí tự do tuiyệt đối của công dân.
Câu 8. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 9. Chỗ ở của công dân là nơi bất khả xâm phạm, không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 10.Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 11. Việc khám chỗ ở, làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu13. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án là nội dung của quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm.
Câu14. Khám xét chỗ ở của một người khi cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nội dung của quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm.
Câu 15. Chỉ được khám xét nơi ở của công dân trong trường hợp nào sau đây ?
A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.
B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình.
C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
D. Bắt người không có lí do.
Câu 16. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào sau đây?
A. Do pháp luật quy định.
B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý.
D.Do một người chỉ dẫn.
Câu 17. Pháp luật nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác là nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Bảo vệ quyền tự do cư trú của công dân.
D. Bảo vệ quyền có nhà ở của công dân.
Câu 18. Ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
A. Cán bộ, chiến sĩ công an.
B. Những người làm nhiệm vụ điều tra.
C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
D. Những người mất tài sản cần phải kiểm tra xác minh.
Câu 19. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng
A. nhân phẩm người khác.
B. danh dự người khác.
C. chỗ ở của người khác.
D. uy tín của người khác.
Câu 20. Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hôi.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Vận dụng
Câu 1. Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà anh A nên anh B đòi khám xét nhà anh A. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 2. A và B là bạn thân, khi A đi vắng B tự ý vào nhà của A. Hành vi này là vi phạm
A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 5. Nghi con Ông B lấy trộm, ông A tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này Ông A đã xâm phạm quyền
A. được pháp luật bảo vệ danh dư, uy tín.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân ?
A. Giúp chủ nhà phá khoá để vào nhà.
B. Con cái đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ.
C. Trèo qua nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi.
D. Tự tiện ra vào nhà mà mình đang thuê trọ.
Vận dụng cao
Câu 1. Đang truy đuổi người phạm tội quả tang nhưng mất dấu, ông A định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu em là ông A em chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của pháp luật?
A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
D. Đến trình báo với cơ quan công an.
Câu 2. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một nhà dân, hai người đàn ông đã chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý. Trong trường hợp trên em chọn cách ứng xử nào cho phù hợp?
A. Xin phép chủ nhà cho vào nhà khám xét.
B. Gọi nhiều người cùng vào nhà khám xét.
C. Chạy vào nhà khám xét.
D. Ở ngoài chờ tên trộm ra rồi bắt.
Câu 3. Dù chị K không đồng ý, bà B tự ý vào phòng chị K lấy tài sản khi chị đi vắng với lý do bà là chủ cho thuê nhà nên có quyền. Em chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
A. Khuyên chị K thay khóa.
B. Khuyên chị K chấp nhận vì bà là chủ nhà.
C. Khuyên chị K nhờ người thân giúp đỡ.
D. Khuyên chị K trình báo sự việc với công an.
Câu 4. Áo của B phơi bị bay sang nhà hàng xóm khi họ đi vắng. Nếu là B, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật?
A. Trèo sang nhà hàng xóm lấy áo.
B. Chờ gia đình hàng xóm về rồi xin vào lấy áo.
C. Không cần áo đó nữa.
D. Rủ thêm vài người nữa cùng sang để làm chứng khi lấy áo.
Câu 5. Anh B mất trộm gà. Do nghi ngờ A là thủ phạm nên B đòi vào nhà A để khám. Nếu là A, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật?
A. Cho B vào nhà mình khám để chứng minh sự trong sạch.
B. Không cho vào nhà khám.
C. Thách đố B xông vào nhà mình để khám.
. Gọi điện cho gia đình hỏi ý kiến.
QUYỀN VỀ Thư tín ĐT, ĐT
Nhận biết
Câu 1. Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?
A. Mọi công dân trong xã hội . B. Cán bộ công chức nhà nước.
C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư. D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Câu 2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền
A. bí mật của công dân. B. bí mật của công chức.
C. bí mật của nhà nước. D. bí mật đời tư.
Câu 3. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.
C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bí mật đời tư.
Câu 4. Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín ?
A. Tin nhắn điện thoại. B. Email. C. Bưu phẩm. D. Sổ nhật kí.
Câu 5. Đối với thư tín, điện thoại, điện tín của con thì cha mẹ
A. có quyền kiểm soát. B. không có quyền kiểm soát.
C. nên kiểm soát. D. không nên kiểm soát.
Câu 6. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân đc đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp PL có quy định và phải có quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền là nội dung quyền nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.
C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bí mật đời tư.
Thông hiểu
Câu 1. Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?
A. Đã là bạn thì có thể tự ý xem.
B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý
C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.
D. Bạn đồng ý thì mình xem hết các tin nhắn khác.
Câu 2. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.
C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.
D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.
B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.
C. Thư nhặt được thì được phép xem.
D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra
Câu 4. Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hôi.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Vận dụng
Câu1. Bạn H lấy trộm mật khẩu Facebook của em để đọc trộm tin nhắn trên mạng. Vậy bạn H đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 2. A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. quyền tự do dân chủ của công dân.
C. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân.
D. quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 3. Biết H tung tin nói xấu về mình với các bạn cùng lớp. T rất tức giận. Nếu là bạn của T em chọn phương án nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất?
A. Khuyên T tung tin nói xấu lại H.
B. Khuyên T đánh H để dạy H một bài học.
C. Nói với H cải chính tin đồn trước lớp.
D. Khuyên T yêu cầu cơ quan công an bắt H.
Câu 4. Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai. K lại tìm cách đến gần nghe. Hành vi này xâm phạm quyền gì?
A. An toàn và bí mật điện tín của công dân.
B. Bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
C. Bảo hộ về danh dự của công dân.
D. Đảm bảo an toàn bí mật điện thoại của công dân.
Vận dụng cao
Câu 1. A và B yêu nhau nên B cho rằng mình có quyền đọc tin nhắn của A. Dù A không thích điều này nhưng rất bối rối không biết phải nói với người mình yêu như thế nào cho phải. Nếu là A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Cứ cho B đọc tin nhắn điện thoại của mình.
B. Cấm không cho B đọc tin nhắn.
C. Nhẹ nhàng khuyên A không nên xem tinnhắn của người khác.
D. Đưa chuyện này lên face book nhờ mọi người tư vấn.
Câu 3. A đã 16 tuổi nhưng cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật ký của A. Nếu là A em sẽ làm gì trong tình huống này?
A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ, nếu cần tuyệt thực để phản đối.
B. Xem lại tin nhắn trên điện thoại của cha mẹ cho công bằng.
C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.
D. Kể chuyện này cho người khác biết mong mọi người tư vấn.
VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Nhận biết
Câu 1. Quyền tự do ngôn luận là
A. tự chủ trong các quan điểm về chính trị - xã hội của công dân.
B. một trong các quyền tự do cơ bản của công dân.
C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.
D. quyền được nhà nước bảo đảm phát triển của công dân.
Câu 2. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là
A. quyền tự do ngôn luận. B. quyền tự do phát biểu.
C. quyền tự do phát ngôn. D. quyền tự do chính trị.
Câu 3. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
A. chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước.
B. chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.
C. chính trị, kinh tế, văn hóa - y tế, giáo dục của đất nước.
D. chính trị, văn hóa, xã hội, y tế của đất nước.
Câu 4. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được
A. tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi nào mình muốn.
B. tụ tập nơi đông người để nói tất cả những gì mình suy nghĩ.
C. tự do phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường lớp, nơi cư trú.
D. tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến ở bất kỳ nơi nào mình muốn.
Câu 5. Việc làm nào là đúng khi thể hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Gửi tin cho chuyên mục bạn xem truyền hình trên đài VTC14.
B. Viết bài thể hiện nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người nào đó.
C. Tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn nói.
D. Cản trở không cho người khác phát biểu khi ý kiến đó trái với mình.
Câu 6. Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn.
C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.
D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.
Câu 7. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước là nội dung của
A. quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. quyền tự do tôn giáo của công dân.
C. quyền tự do học tập của công dân.
D. quyền tư do dân chủ của công dân.
Câu 8. Công dân có quyền trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước của quyền trong lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Học tập.
C. Tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 9. Công dân kiến nghị với đại biểu quốc hội là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Chính trị.
B. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Tự do ngôn luận.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu10. Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến. B. Quyền tự do hội họp.
C. Quyền xây dựng đất nước. D. Quyền tự do ngôn luận.
Thông hiểu
Câu 1. Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là
A. tự do nói chuyện trong giờ học.
B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.
C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học ở địa phương mình.
D. nói những điều mà mình thích.
Câu 2. Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về tinh thần ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ .
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 3. Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận ?
A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.
C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri.
D. Viết bài trên mạng internet với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước .
Câu 4. Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, truờng học, địa phương mình
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình.
C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các dịp tiếp xúc cử tri.
D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nuớc.
Câu 5. Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hôi.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Vận dụng cao
Câu 1. B thường bình phẩm A với dụng ý chê bai, nói xấu ở chỗ đông người. Dù A đã nhắc nhở nhưng B không từ bỏ vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của mình. A phân vân chưa biết xử lí như thế nào. Nếu là A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Cứ cho B nói về mình như thế nào, ở đâu cũng được.
B. Cấm không cho B nói những điều không tốt về mình trước đám đông nữa.
C. Nói xấu lại B với bạn bè của mình và cả bạn bè của B.
D. Nói chuyện trực tiếp với B để B biết đó là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Trách nhiệm của CD
Câu 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và
A. Nhân dân. B. Công dân. C. Dân tộc. D. Cộng đồng.
Câu 2. Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây?
A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình.
B. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.
C. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
D. Tích cực giúp đỡ các bộ nhà nước thi hành pháp luật.
Câu 3. Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 4. Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 5. Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.