Đề cương ôn tập Chương Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Túc Trực

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2 CACBOHIDRAT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TÚC TRỰC

 

A. LÍ THUYẾT CẦN NẮM

I. Khái niệm về cacbohiđrat:

Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

II. Phân loại:

a) Monosaccarit: Là những cacbohiđrat đơn giản nhất không bị thủy phân.

Ví dụ glucơzơ và fructơzơ có CTPT là C6H12O6.

b) Đisaccarit: Là những cacbohiđrat khi bị thủy phân sinh ra hai phân tử monosaccarit.

Ví dụ saccarozơ, mantozơ có CTPT là C12H22O11

c) Polisaccarit: Là những cacbohiđrat phức tạp, khi bị thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.

Ví dụ:  tinh bột, xenlulozơ có CTPT là (C6H10O5)n

III. Cấu trúc phân tử, tính chất.

1. Cấu trúc phân tử.

- glucozơ:  CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O→ CH2OH (CHOH)4CHO

- fructozơ: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-C=O-CH2O→CH2OH(CHOH)3COCH2OH

 Chú ý:  Trong dung dịch phân tử glucozơ và fructozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng.

- saccarozơ: 1 gốc α-glu kết hợp với 1 gốc β-fruc

- mantozơ : gốc α-glu

- tinh bột : là hỗn hợp của 2 polisaccarit : amilozơ và amilopectin

+amilozơ : 20-30% tinh bột, gồm các gốc α-glu liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit thành chuỗi dài không phân nhánh hình lò xo

+amilopectin : 70-80% tinh bột, gồm 20-30 mắt xích α-glu liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi và phân nhánh do có thêm liên kết α-1,6-glucozit

- xenlulozơ: là 1 polime hợp thành tử các mắt xích β-glu nối với nhau bởi liên kết β-1,4-glucozit, không nhánh, không xoắn. Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm –OH tự do. →CT : [C6H7O2(OH)3]n

2. Tính chất.

a. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên

- glucozơ:  + Tính chất VL : là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt

+ Trạng thái tự nhiên : Có hầu hết trong các bộ phận của cây, đặc biệt là trong quả chín... có nhiều trong nho nên còn đgl đường nho. Trong cơ thể người nồng độ khoảng 0,1%

- fructozơ:   + Tính chất VL:  Là chất kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía

+ Trạng thái tự nhiên :có nhiều trong quả ngọt và mật ong (40%)

- saccarozơ: + Tính chất VL : là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước

+ Trạng thái tự nhiên : có trong nhiều loại thực vật , chủ yếu có trong mía, củ cải, thốt nốt

- tinh bột :  +Tính chất VL : là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội nhưng tan trong nước nóng từ 650C trở lên thành dung dịch dạng keo nhớt gọi là hồ tinh bột

+ Trạng thái tự nhiên : có nhiều trong ngô, khoai, sắn, gạo ....

- xenlulozơ: +Tính chất VL : là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không màu, không mùi, không vị, không tan trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường.

+ Trạng thái tự nhiên :  xen là tp chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối, có nhiêu trong bông (95-98%), gỗ (40-50%) ....

b. Tính chất hóa học

- Những phản ứng giống nhau:

+ Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch phức chất màu xanh

Glucozơ, fructozơ, sacccarozơ, mantozơ

Lí do : có các nhóm OH liền kề

+ Phản ứng với AgNO3/ NH3 khi đun nóng.

Glucozơ, fructozơ, mantozơ

Lí do : có nhóm –CHO ( riêng fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường kiềm )

+ Phản ứng thủy phân

Sacccarozơ, mantozơ, tinh bột , xenlulozơ

+ Phản ứng với H­2 

Glucozơ, fructozơ  =>  Sản phẩm: sobitol

+  Phản ứng với Brom ( mất màu brom)

Fructozơ, mantozơ

Lí do : có nhóm –CHO

- Những phản ứng đặc trưng

+ Phản ứng lên men :    C6H12O6 enzim ( 30-350C) → 2C2H5OH + 2CO2

+ Phản ứng màu với dung dịch iot ( pứ nhận biết tinh bột ) : tinh bột hấp thụ  dung dịch Iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, màu tím mất đi do iot bị giải phóng. Để nguội lại xuất hiện màu tím do tinh bột lại hấp thu dung dịch iot

+ với HNO3 (xt : H­2SO4 ) : xenlulozơ → xenlulozơ trinitrat dùng làm thuốc súng

[C6H7O2(OH)3]n  +  3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

với anhiđrit axetic →xen triaxetat là chất dẻo dễ kéo sợi [C6H7O2(OCOCH3)3]n

với CS2  và NaOH tạo thành tơ visco                             

B. BÀI TẬP

I. MỨC ĐỘ BIẾT

Câu 1: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

A. saccarozơ.               

B. glucozơ.                     

C. xenlulozơ.                

D. tinh bột.

Câu 2: Gluxit nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. Tinh bột.                 

B. Glucozơ.                   

C. Xenlulozơ.                

D. Saccarozơ.

Câu 3: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ thì thu được sản phẩm là:

A. Saccarozơ.                

B. Glucozơ.                    

C. Fructozơ.                      

D. Tinh bột.

Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột ta thu được:

A. Fructozơ.              

B. Glucozơ.                

C. Saccarozơ.                         

D. Mantozơ.

Câu 5: Glucozơ không có tính chất nào sau đây?

A. Tính chất của nhóm anđehit.                     

B. Tính chất của ancol đa chức.

C. Tham gia phản ứng thủy phân.                 

D. Lên men tạo ancol etylic.

Câu 6: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng?

A. Xenlulozơ.             B. Saccarozơ.              C. Tinh bột.                D. Fructozơ.

Câu 7: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là

A. Tinh bột.                B. Xenlulozơ.              C. Chất béo.                D. Glucozơ.

Câu 8: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân.                         

B. hoà tan Cu(OH)2.  

C. trùng ngưng.          

D. tráng gương.

Câu 9: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. nâu đỏ.                   B. vàng.                       C. xanh tím.                D. hồng.

Câu 10: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh tím. Chất X là:

A. Tinh bột.                B. Xenlulozơ.              C. Fructozơ.                D. Glucozơ.

Câu 11: Dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là

A. vinyl axetat.           B. saccarozơ.               C. metanol.                 D. propan-1,3-điol.

Câu 12: Glucozơ và fructozơ đều

A. có công thức phân tử C6H10O5.                           B. có phản ứng tráng bạc.

C. có nhóm –CH=O trong phân tử.                          D. thuộc loại đisaccarit.

Câu 13: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

B. phản ứng với dung dịch NaCl.

C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. 

Câu 14: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.     

B. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.

C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.         

D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không chính xác?

A. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được.

B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit.

C. Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều monosaccarit .

D. Tinh bột, saccarozơ và glucozơ lần lượt là poli, đi, và monosaccarit.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ.

B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.

C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.

Câu 17: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là

A. 4.                              B. 3.                                     C. 2.                               D. 1.

Câu 18: Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là:

A. 4.                              B. 2.                                      C. 1.                            D. 3.

Câu 19: Cho dãy các dung dịch: Glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam là

A. 2.                              B. 4.                                     C. 1.                               D. 3.

Câu 20: Cho các chất sau : Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.                              B. 2.                                    C. 4.                               D. 1.

Câu 21: Cho dãy các chất : anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 3.                              B. 2.                                     C. 4.                               D. 5.

Câu 22: Trong số các chất sau : tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, fructozơ có mấy chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol?

A. 1.                              B. 3.                                     C. 4.                               D. 2.

Câu 23: So sánh tính chất của fructozơ, saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ

(1) cả 4 chất đều dễ tan trong nước do có nhiều nhóm OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại fructozơ, glucozơ, saccarozơ đều có thể phản ứng tráng gương.

(3) Cả 4 chất đều có thể phản ứng với Na vì có nhiều nhóm OH.

(4) Khi đốt cháy cả 4 chất trên thì đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

So sánh sai là :

A. 4.                           

B. 1.                           

C. 3.                           

D. 2.

Câu 24: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Saccarozơ.             

B. Xenlulozơ.             

C. Tinh bột.                

D. Glucozơ.

Câu 25: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là

A. C2H4O2.                         

B. (C6H10O5)n.              

C. C12H22O11.                

D. C6H12O6.

Câu 26: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là

A. C6H12O6.                     

B. (C6H10O5)n.            

C. C2H4O2.                  

D. C12H22O11.

Câu 27: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. C6H12O6.                     

B. (C6H10O5)n.              

C. C12H22O11.                

D. C2H4O2.

Câu 28: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là

A. (C6H10O5)n.                   

B. C12H22O11.                

C. C6H12O6.                  

D. C2H4O2.

Câu 29. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. Amilozơ.                        

B. Xenlulozơ.                

C. Amilopectin.             

D. Polietilen.

Câu 30. Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O →  (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ?

A. quá trình hô hấp.                                       

B. quá trình quang hợp.

C. quá trình khử.                                            

D. quá trình oxi hoá.                                          

II. MỨC ĐỘ HIỂU

Câu 1: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. CH3CHO.             

B. HCOOH.               

C. CH3COOH.                      

D. C2H5OH.

Câu 2: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành axit nào sau đây ?

A. axit axetic.               

B. axit lactic.      

C. axit oxalic.     

D. axit malonic.

Câu 3: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là :

A. glucozơ, C2H2, CH3CHO.                   

B. C2H2, C2H4, C2H6.

C. C3H5(OH)3, glucozơ, CH3CHO.        

D. C2H2, C2H5OH, glucozơ.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hai gluxit X và Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O. Hai gluxit đó là

A. Saccarozơ và fructozơ.                                          B. Xenlulozơ và glucozơ.

C. Tinh bột và glucozơ.                                              D. Tinh bột và saccarozơ.

Câu 5: Trong công nghiệp, người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích?

A. xenlulozơ.              B. Saccarozơ.              C. Anđehit fomic.       D. Tinh bột.

Câu 6: Cho các chất riêng biệt sau: Dung dịch glucozơ, dung dịch hồ tinh bột. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất là

A. quỳ tím.                  B. dd NaOH.              C. dung dịch I2.                      D. Na.

Câu 7: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.                         B. glixerol, axit axetic, glucozơ.

C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.                  D. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.

Câu 8: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là

A. Glucozơ, fructozơ, anđehit axetic, saccarozơ.    

B. Glucozơ, fructozơ, axit fomic, anđehit axetic.

C. Glucozơ, glixerol, saccarozơ, axit fomic.           

D. Fructozơ, axit fomic, glixerol, anđehit axetic.

Câu 9: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với H2SO4 loãng lại có phản ứng tráng gương, đó là do

A. đã có sự thủy phân tạo chỉ tạo ra glucozơ.

B. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.

C. đã có sự thủy phân saccarozơ tạo ra glucozơ và fructozơ chúng đều tráng gương được trong môi trường bazơ.

D. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.

Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là 

A. glucozơ, etanol.                                                    B. glucozơ, saccarozơ.  

C. glucozơ, fructozơ.                                                D. glucozơ, sobitol.

Câu 11: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :

A. 2.                              B. 5.                    C. 3.                     D. 4.

Câu 12: Cho các chất : rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là :

A. 2.                              B. 4.                    C. 1.                    D. 3.

Câu 13: Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, HCOONa, HCOOCH3, C6H12O6 (glucozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là :

A. 4.                              B. 5.                    C. 7.                    D. 6.

Câu 14: Cho các chất: (1) axetilen; (2) but–2–in ; (3) metyl fomat; (4) glucozơ; (5) metyl axetat, (6) fructozơ, (7) amonifomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là :

A. 3.                              B. 6.                     C. 4.                    D. 5.

Câu 15: Cho các phát biểu sau :

(a) Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 (to, Ni) đều cho sản phẩm là sobitol.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

(e) Fructozơ là hợp chất đa chức.

(f) Có thể điều chế ancol etylic từ glucozơ bằng phương pháp sinh hóa.

Số phát biểu đúng là :

A. 4.                              B. 5.                     C. 2.                    D. 3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập Chương Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Túc Trực. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu sau:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?