46 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Bắc Trung Bộ Địa lí 12 có đáp án

BẮC TRUNG BỘ

Câu 1. Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?

A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.

B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.

C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.

D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.

Câu 2. Để phát huy thế mạnh công nghiệp của BTB, vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là

A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản.

B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.

D. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Câu 3. Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển vùng BTB đang có sự thay đổi khá rõ nét, chủ yếu là do

A. phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

B. phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.

C. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

D. phát triển vốn rừng, mở rộng các vùng thâm canh.

Câu 4. Khó khăn đối với việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. thiếu lực lượng lao động.                                               B. phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.

C. ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt.                       D. mưa bão diễn ra quanh năm.

Câu 5. Dựa vào Atlat trang 21, trung  tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây ?

A. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.

B. Điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.

C. Luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.

D. Sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.

Câu 6. Dựa vào Atlat trang 27, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP ở vùng Bắc Trung Bộ

A. nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.                               B. công nghiệp và xây dựng.

C. dịch vụ.                                                               D. kinh tế biển.

Câu 7: Ranh  giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. dãy núi Hoành Sơn.                                           B. dãy núi Bạch Mã.

B. sông Bến Hải.                                                     D. sông Gianh.

Câu 8. Bắc Trung Bộ, rừng giàu chủ yếu tập trung ở các tỉnh

A. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.                         B. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình.

C. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.                       D. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

Câu 9. Ý nào không đúng khi nói về ý nghĩa của việc phát triển CSHT (GTVT: đường bộ) ở BTB?

A. Làm tăng vai trò trung chuyển, nối  các tỉnh miền Bắc với miền Nam.

B. Đẩy mạnh giao lưu với Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

C. Tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

D. Hình thành các khu kinh tế cảng biển tạo thế phát triển kinh tế mở.

Câu 10. Một số bãi biển nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ là:

A. Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ, Non Nước.                B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô.

C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Vân Phong. D. Nha Trang, Phan Rang, Mũi Né, Đá Nhảy.

Câu 11. Các tỉnh, thành phố không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là :

A. Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị.                    B. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình.

C. Thanh Hoá, Hà Tỉnh, Thừa Thiên – Huế.        D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Câu 12. Ở Bắc Trung Bộ, vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư góp phần

A. đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

B. giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế du canh du cư.

C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác có hiệu quả tiềm năng.

D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 13. Ý nghĩa nổi bật của việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là

A. tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía tây.

C. góp phần hình thành cơ cấu liên hoàn nông – lâm – ngư nghiệp.

D. tạo thuận lợi cho việc xây dựng các cửa khẩu với Lào và Campuchia.

Câu 14. Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với BTB là do

A. phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khan.

B. lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam.

C. lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển.

D. không có khả năng phát triển công nghiệp.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là

A. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

Câu 16. Việc trồng rừng ven biển và rừng ngập mặn ở Bắc Trung Bộ sẽ không có tác dụng

A. chắn gió, chắn bão.                                             B. hạn chế tác hại của lũ đầu nguồn.

C. ngăn không cho cát bay, cát chảy.                      D. chắn sóng, nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 17. Nơi chịu nhiều tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy ở nước ta là vùng ven biển

A. Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng.                                

B. Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.           

D. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 18. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Hà Tĩnh.              B. Thanh Hóa.                      C. Quảng Ngãi.                      D. Quảng Trị.

Câu 19. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là

A. dãy Hoành Sơn.                                                   B. dãy Trường Sơn Bắc.     

C. dãy Bạch Mã.                                                       D. dãy Trường Sơn Nam.

Câu 20. Năm 2006, độ che phủ rừng của vùng Bắc Trung Bộ là

A. 47,2 %.                          B. 47,5%.                               C.47,8%.                            D. 48%

Câu 21. Vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm  - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa

A. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.

B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư.

C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền.

D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 22. Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do

A. ảnh hưởng của Biển Đông.                                  B. ảnh hưởng của gió mùa.

C. bức chắn địa hình.                                               D. ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình.

Câu 23. Các loại rừng ở Bắc Trung Bộ xếp theo tỉ lệ diện tích từ lớn đến nhỏ là

A. rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.                      

B. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

C. rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.                      

D. rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.

Câu 24. Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về

A. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm.

B. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.

C. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái.                      

D. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực, thực phẩm.

Câu 25. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của BTB?

A. Thanh Hóa.           B. Hà Tĩnh.               C. Quảng Bình.                   D. Quảng Trị.

Câu 26. Tỉnh trọng điểm về nghề cá ở Bắc Trung Bộ là

A. Thanh Hóa.           B. Hà Tĩnh.               C. Quảng Bình.                   D. Nghệ An.

Câu 27. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các cảng biển: Vũng Áng, Chân Mây lần lượt thuộc về các tỉnh ở Bắc Trung Bộ là

A. Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.                               B. Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh.

C. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế.                          D. Nghệ An, Thừa Thiên – Huế.

Câu 28. Các loại cây CN hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở đồng bằng ven biển BTB là

A. lạc, mía, thuốc lá.                                                 B. đậu tương, đay, cói.

C. mía, bông, dâu tằm.                                              D. lạc, đậu tương, bông.

Câu 29. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam tr 27, hãy cho biết tỉnh nào của BTB chuyên canh về cây chè?

A. Thanh Hóa.                  B. Hà Tĩnh.                       C. Nghệ An.                           D. Quảng Trị.

Câu 30. Đàn bò và đàn trâu ở Bắc Trung lần lượt chiếm khoảng

A. 1/4 và 1/3 cả nước.                                               B. 1/5 và 1/4 cả nước.

C. 1/6 và 1/5 cả nước.                                               D. 1/7 và 1/6 cả nước.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-46 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Bắc Trung Bộ Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 46 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Bắc Trung Bộ Địa lí 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?