Đề cương ôn tập HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

Chương III: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

- Vật liệu cơ khí: Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

- Công nghệ chế tạo phôi:

+ Biết được bản chất, ưu nhược điểm của pháp đúc, áp lực, hàn.

+ Ứng dụng của các phương pháp trong đời sống.

Chương IV: Công nghệ cắt gọt kim loại

- Công nghệ cắt gọt kim loại:

+ Biết được các mặt, các góc và vật liệu làm dao.

+ Biết được các chuyển động khi tiện khả năng gia công của tiện.

Chương V: Đại cương vê động cơ đốt trong

- Khái quát về động cơ đốt trong: Biết được khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của ĐCĐT.

- Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong:

+ Biết được các khái niệm cơ bản về ĐCĐT

+ Biết được nguyên lí làm việc của ĐCĐT.

Chương VI: Cấu tạo của động cơ đốt trong

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:

+ Biết được nhiệm và cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

+ Phân biệt được chi tiết thuộc cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Cơ cấu phân phối khí:

+ Biết được nhiệm vụ và phân loại cơ cấu phân phối khí.

+ Phân biệt được chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí.

- Hệ thống bôi trơn:

+ Biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống bôi trơn.

+ Hiểu sơ đồ cấu của hệ thống bôi trơn.

+ Nắm được nguyên lí hoạt động.

- Hệ thống làm mát:

+ Biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát.

+ Nắm được cấu tạo của hệ thống.

- Hệ thống cung cấp NL và KK trong ĐC xăng

+ Biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống.

+ Nắm được cấu tạo của hệ thống.

- Hệ thống cung cấp NL và KK ĐC Điezen

+ Biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống.

+ Nắm được cấu tạo của hệ thống.

- Hệ thống đánh lửa:

+ Biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống.

+ Nắm được cấu tạo của hệ thống.

PHẦN II. BÀI TẬP

Câu 1: ĐCĐT cấu tạo gồm:

A. Ba cơ cấu, bốn hệ thống                B. Hai cơ cấu, ba hệ thống 

C. Ba cơ cấu, ba hệ thống                   D. Hai cơ cấu, bốn hệ thống

Câu 2: Điểm chết trên (ĐCT)

A. Pittong gần tâm trục khuỷu                                               

 B. Pittong ở trung tâm của trục khuỷu và đổi chiều chuyển động

C. Pittong gần tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động

D. Pittong xa tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động

Câu 3: Khi Pittong ở ĐCT kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích

A. Toàn phần              B. Công tác                 C. Buồng cháy            D. Không gian làm việc ĐC 

Câu 4: Chọn câu đúng nhất.Muốn tăng công suất ĐC

A. Tăng tỷ số nén                                             B. Xoáy nồng           

C. Xoáy Xupap                                               D. Điều chỉnh khe hở Xupap 

Câu 5: Động cơ 4kỳ, kỳ Nổ thì pittong đi từ:

 A. ĐCT xuống           B. ĐCT lên                  C. ĐCD xuống            D. ĐCD lên

Câu 6: ĐC điezen 4 kỳ, cuối kỳ nạp xảy ra hiện tượng

A. Phun nhiên liệu      B. Phun hòa khí          C. Đánh lửa                 D. Cả ba hiện tượng .

Câu 7: Tìm phương án sai?

A. Bộ chế hoà khí có cả trong ĐC xăng và ĐC điêzen. 

B. Bộ chế hoà khí chỉ có trong ĐC xăng.

C. Bộ chế hoà khí hoà trộn xăng và không khí ở ngoài xilanh. 

D. Bộ chế hoà khí không có trong động Điêzen.

Câu 8: ĐC đienzen 2 kỳ, nạp nhiên liêu vào đâu

A. Xilanh                    B. Cửa quét                 C. Các te                     D. Vào đường ống nạp 

Câu 9 : Người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu điêzen?

A. Nicôla Aogut Ôttô.                                    B.James Watte         

C. Ruđônphơ Sáclơ Steđiêng Điêzen.                        D. Giăng Êchiên Lơnoa.

Câu 10: Công thức mối quan hệ giữa hành trình píttông (S) với bán kính quay của trục khuỷu ( R):

A. S= R                                   B. S= 1.5R                  C. S= 2R                     D. S= 2.5R

Câu 11: Bộ chế hoà khí dùng vòi phun có ưu điểm?

A. Cung cấp lượng xăng và KK phù hợp với chế độ làm việc của ĐC. 

B. Giúp cho ĐC cháy hoàn hảo hơn.

C. ĐC có thể làm việc bình thường khi bị nghiêng, thậm chí bị lật ngược 

D. Cả ba phuơng án đều đúng

Câu 12: Công thức liên hệ giữa Vtp , Vbc , Vct là :

A. Vtp = Vct – Vbc .               B. Vct = Vbc + Vtp .  

C. Vbc = Vct – Vtp .               D. Vtp = Vbc + Vct . 

Câu 13: Chu trình làm việc của ĐCĐT lần lượt xảy ra các quá trình nào?

A. Nạp – nén – nổ – xả.          B. Nạp – nổ – xả - nén.

C. Nạp – nổ – nén – xả.          D. Nổ – nạp – nén – xả.

Câu 14: Vùng nào trong ĐC cần làm mát nhất?

A. Vùng bao quanh buồng cháy                     B. Vùng bao quanh cácte      

C. Vùng bao quanh đường xả khí thải            D. Vùng bao quanh đường nạp

Câu 15: Pittông được chia thành mấy phần:

A. 2.                B. 3                 C. 4                 D. 5

Câu 16: Theo phương pháp bôi trơn, hệ thống bôi trơn được phân làm mấy loại?

A. 2                 B. 3                  C. 4              D. 5

Câu 17: Xe Honda(Dream) sử dụng hệ thống làm mát bằng:

A. Nước.                                 B. Dầu. 

C. Không khí.                          D. Kết hợp giữa làm mát bằng dầu và không khí.

Câu 18: Tác dụng của dầu bôi trơn là:

A. bôi trơn các bề mặt ma sát.                        B. làm mát, tẩy rửa.

C. bao kín và chống gỉ.                                   D. tất cả các tác dụng trên

Câu 19:  Động cơ nào không có xupap?

A. 2 kỳ.                                   B. 4 kỳ.             C. Xăng 2 kỳ.                        D. Điêzen.
 Câu 20: Chọn câu đúng nhất:

A. ĐCĐT gồm có động cơ 2 kì và 4 kì. 

B. ĐCĐT là động cơ nhiệt.

C. Đối với ĐCĐT quá trình cháy và chuyển đổi nhiệt thành công diễn ra trong Xilanh .

D. Tất cả các ý đều đúng

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?