Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 11 có đáp án năm 2021 Trường THPT Ngô Mây

TRƯỜNG THPT NGÔ MÂY

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 120 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) theo mẫu sau:

Nội dung so sánh

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ hai

Nguyên nhân

   

Tính chất

   

Kết cục

   
 

Câu 2: Phân tích những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 3. Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng?

Câu 4. Những nét chính về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?

Câu 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

Nội dung so sánh

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Nguyên nhân.

- Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường.

- Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường.

- Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo-Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 khối đều tiến hành chạy đua vũ trang….

- Sự kiện Xéc- bi

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933…Trên thế giới hình thành hai khối quân sự kình địch nhau: Đức-Italia-Nhật Bản và  Anh-Pháp-Mĩ, nhưng cả hai khối này đều muốn chống Liên Xô (XHCN).

- Sự kiện phát xít Đức vu cáo Ba Lan tấn công.

Tính chất.

Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.

+ Từ 1939 đến trước tháng 6- 1941: chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến.

+ Từ tháng 6-1941 đến 1945: chính nghĩa đối với Liên Xô và các lực lượng hoà bình dân chủ.

Kết cục.

- 38 nước bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương; thiệt hại về vật chất 338 tỷ USD, trong đó chi phí trực tiếp quân sự là 85 tỷ USD.

- Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Mĩ sau chiến tranh giàu lên. Nhật nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nhà nước Xô viết được thành lập.

- 76 nước bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; Khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị thương; thiệt hại về vật chất 4000 tỷ USD, trong đó chi phí trực tiếp quân sự là 1384 tỷ USD.

- Hệ thống các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á; thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi; phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển.

 

Câu 2: Phân tích những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga tiến lên chủ nghĩa đế quốc…Nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ của các mâu thuẫn…

- Trong khi đó chế độ quân chủ chuyên chế vẫn còn tồn tại ở Nga, trở thành một cản trở đối với sự phát triển của xã hội… Năm 1914, Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất làm căng thẳng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội…

- Sự trưởng thành của giai cấp công nhân Nga với Đảng tiên phong của nó là Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga…

Câu 3: Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng?

- Chính trị: Các vua triều Nguyễn đã ra sức khôi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền lực tập trung trong tay vua. Chỗ dựa nhà nước là giai cấp địa chủ. Tư tưởng Nho giáo được đề cao. Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch. Với tư tưởng bảo thủ không tạo được bước phát triển mới

- Quân sự lạc hậu, tinh thần chiến đấu sa sút... Chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, “sát đạo” tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược nước ta...

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp lạc hậu, sa sút, nông dân không có ruộng hoặc rất ít ruộng đất; đất đai phần lớn bị địa chủ bao chiếm; mất mùa, đói kém liên miên, nhân dân lưu tán...

+ Công thương nhiệp đình đốn; chính sách độc quyền công thương của Nhà nước hạn chế sự phát triển sản xuất, thương mại; chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến cho nước ta bị cô lập...

- Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình Huế ngày càng gay gắt... Hơn 400 cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX...

Câu 4: Những nét chính về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách thống trị ở Đông Dương, mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc, phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia có những bước phát triển mạnh mẽ.

- Trong những năm 20 của thế kỉ XX phong trào chống Pháp của nhân dân Lào diễn ra sôi nổi với những cuôc khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam diễn ra trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX, cuộc khởi nghĩa của người Mèo…Ở Cam-pu-chia với phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ trong những năm 1925-1926 ở các tỉnh Prây-veng, Công-pông Chàm…từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Pháp.

- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương có những bước phát triển: những cơ sở bí mật của Đảng đã được thành lập…phong trào dân chủ 1936-1939…

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì trong những năm 1873-1883

- 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành…Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ, khoảng 100 binh lính triều đình đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng…

- Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định…quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp…

- 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 1874, Triều đình Huế kí Hiệp ước (Giáp Tuất) gây bất bình lớn trong nhân dân…

- 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành.

- Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của giặc…Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của các địa phương…

- 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân, quân Pháp hoang mang lo sợ…trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối hoà hoãn…

2. Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi

- Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản…;Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc…triều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến…

- Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang…; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh…

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX theo các nội dung : Bối cảnh lịch sử, mục tiêu, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia, kết quả và ý nghĩa.

Câu 2. Hãy cho biết những nét chính về điểm giống và khác nhau của hai khuynh hướng cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX ?  Hãy rút ra những ý nghĩa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX  ?

Câu 3. Nét chính về hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 – 1927. Ý nghĩa của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 4. Giải thích vì sao thời cơ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta không những chín muồi mà còn là cơ hội ngàn năm có một để nhân dân ta vùng lên giành độc lập? Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Câu 5. Chính sách kinh tế mới ( NEP ) của nước Nga Xô viết:

- Hoàn cảnh ra đời      

- Những nội dung chủ yếu

- Ý nghĩa lịch sử đối với nước Nga Xô viết

Câu 6. Phân tích vai trò của Liên Xô đối với việc đánh bại chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Tại sao nói: Cách mạng tháng Mười Nga được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX?

Câu 2: Vì sao Nhật Bản chấp nhận đầu hàng đồng minh không điều kiện ngày 15-8-1945?

Câu 3: Nêu kết quả của cách mạng Tân Hợi(1911). Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Câu 4: Giải thích vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?

Câu 5: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ? Cuộc khủng hoảng kinh tế(1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào?

Câu 6: Chính sách đối ngoại của Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ những chính sách đó hãy rút ra nhận xét.

Câu 7: Hoàn cảnh ký kết và nội dung của Hiệp ước 1862 mà triều đình Huế ký với thực dân Pháp. Ảnh hưởng của Hiệp ước này đến tình hình Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX.

Câu 8: Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng: Chế độ phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

Câu 9: Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ hai (5-1883). Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó.

Câu 10: Vì sao Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vich (3-1921) quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến (1918-1921) sang Chính sách Kinh tế mới (1921-1925)? Thực chất của Chính sách Kinh tế mới là gì.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nổ ra thường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nào? Nêu biểu hiện của những nhiệm vụ cơ bản ấy? Chứng minh nhận định: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để”.

Câu 2: Khái quát nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về xu thế cải cách trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh/chị hãy làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1918.

Câu 5: Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.

Câu 6: Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Từ năm 1642 đến năm 1689, ở Anh đã tồn tại những mô hình nhà nước nào? Mô hình nào là tiến bộ nhất? Đánh giá mặt tích cực và hạn chế của nhà nước đó trong tiến trình cách mạng Anh.

Câu 2: Chính sách đối ngoại của Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Từ những chính sách đó, hãy rút ra nhận xét.

Câu 3: Lập bảng so sánh cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản trước đó. Vì sao nước Nga đầu thế kỉ XX xuất hiện hình thức cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

Câu 4: Hoàn cảnh kí kết và nội dung các Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1883 mà triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp. Ảnh hưởng của các Hiệp ước này đến tình hình Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 5: Bằng kiến thức đã học, chứng minh rằng: Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa với nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 11 có đáp án năm 2021 Trường THPT Ngô Mây. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?