Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 11 có đáp án năm 2021 Trường THPT An Nhơn I

TRƯỜNG THPT AN NHƠN I

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 120 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phân tích ý nghĩa các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta trong thế kỷ X theo mẫu sau:

Tên cuộc đấu tranh

Thời gian

Ý nghĩa

 

 

 

Em hãy cho biết nét độc đáo trong kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền?

Câu 2: Tình hình Nho giáo, Phật giáo ở nước ta trong các thế kỷ X – XV như thế nào? Vì sao đến thế kỷ XV, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến?

Câu 3: Cải cách Minh trị ở Nhật Bản (1868), Cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc có những gì giống và khác nhau (về hoàn cảnh, mục đích, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả)? Từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì?

Câu 4: Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917? Ý nghĩa lịch sử cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 5: So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần Vương chống Pháp theo yêu cầu được thể hiện trong bảng sau:

Nội dung so sánh

Phong trào Cần Vương

Phong trào yêu nước đầu  thế kỉ XX

Bối cảnh lịch sử

 

 

Mục tiêu đấu tranh

 

 

Hình thức đấu tranh

 

 

Lực lượng tham gia

 

 

Kết quả

 

 

Ý nghĩa

 

 

Câu 6: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858?

Câu 7: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phân tích ý nghĩa các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta trong thế kỷ X. Em hãy cho biết nét độc đáo trong kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền.

Tên cuộc đấu tranh

Thời gian

Ý nghĩa

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

905

- Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, bước đầu giành độc lập tự chủ.

- Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Kháng chiến của Ngô Quyền

938

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ.

- Mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.

- Kết thúc vĩnh viễn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

981

- Bảo vệ được nền độc lập, tự chủ.

- Đánh bại âm mưu xâm lược và đô hộ nước ta của nhà Tống.

 

*Nét độc đáo trong kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền

- Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền rất độc đáo: chọn nơi hiểm yếu đóng cọc xuống lòng sông, lợi dụng nước thủy triều, nhử quân địch vào trận địa mai phục tiêu diệt.

- Để lại bài học về sau: trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, Trần Hưng Đạo cũng dùng kế này để đánh giặc.

Câu 2: Tình hình Nho giáo, Phật giáo ở nước ta trong các thế kỷ X – XV như thế nào? Vì sao đến thế kỷ XV, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến?

*Tình hình Nho giáo, Phật giáo ở nước ta trong các thế kỷ X – XV

- Nho giáo và Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Bắc thuộc, trong các thế kỷ X –XV có điều kiện phát triển.

- Trong các thế kỷ X – XIV, Phật giáo được truyền bá sâu rộng trong nhân dân và được giai cấp thống trị tôn sùng…Phật giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị của Nhà nước phong kiến thời Trần.

- Hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo được được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước nâng cao. Thời Lê sơ (thế kỷ XV), Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn.

*Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị ở thế kỷ XV vì:

- Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe, nên giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến.

- Nhà nước quân chủ chuyên chế thời Lê sơ phát triển đến đỉnh cao, hoàn chỉnh nên Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến.

Câu 3: Cải cách Minh trị ở Nhật Bản (1868), Cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc có những gì giống và khác nhau (về hoàn cảnh, mục đích, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả). Từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì.

*Cải cách Minh trị ở Nhật Bản (1868), Cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc có những gì giống và khác nhau

- Giống nhau:

+ Hoàn cảnh: Trong hoàn cảnh đất nước đang bị khủng hoảng, đang đứng trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược.

+ Mục đích: Tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh bị phụ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây.

- Khác nhau:

+  Bối cảnh: Mỗi nước tiến hành trong bối cảnh khác nhau: VD Xiêm và Nhật Bản còn tương đối độc lập, còn Trung Quốc thì đã trở thành thuộc địa.

+ Người lãnh đạo: Ở Xiêm và Nhật Bản đều do những người đứng đầu nhà nước tiến hành và kết quả là cuộc cải cách thắng lợi. Tuy nhiên cuộc Duy Tân tại Trung Quốc do sĩ phu tiến hành, dù nhận được sự ủng hộ của vua Quang Tự nhưng vua lại không nắm thực quyền dẫn đến kết quả là bị thất bại.

+ Lực lượng tham gia:  Ở Xiêm và Nhật Bản đều có sự hỗ trợ của các lực lượng quan trọng, lớn mạnh trong xã hội (ở Nhật Bản là các Sô-gun), còn ở TQ thì lực lượng còn chưa đủ mạnh để thực hiện.

+ Kết quả: Ở Xiêm và Nhật Bản thì công cuộc cải cách thành công còn ở Trung Quốc bị thất bại; Sau công cuộc cải cách, Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, một nước độc lập duy nhất ở Châu Á; Xiêm kinh tế phát triển và độc lập một cách tương đối.

Bài học kinh nghiệm:

- Để cuộc cải cách thành công thì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố: trong đó có nhân tố thuộc về bối cảnh của đất nước còn độc lập và có chủ quyền.

- Phụ thuộc vào người tiến hành phải là người đứng đầu một nhà nước, nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối.

- Cơ sở để thực hiện: Phải có cơ sở về kinh tế và được các lực lượng khác ủng hộ…

Câu 4: Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917? Ý nghĩa lịch sử cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

*Ở nước Nga vào năm 1917 đã diễn ra một thực trạng chưa từng có trong lịch sử đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

- Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 đã hoàn thành nhiệm vụ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng, nước Nga trở thành nước Cộng hòa.

- Nhưng ngay sau cuộc cách mạng tháng Hai, một tình hình phức tạp đã diễn ra, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại (Chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân, binh lính và Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản).

- Để chấm dứt tình trạng này nước Nga còn phải tiến hành một cuộc cách mạng nữa để chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và thiết lập chính quyền xô viết, đó là cách mạng tháng Mười

- Chính vì lý do trên mà ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng: cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.

* Ý nghĩa lịch sử cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn đất nước và xã hội Nga – nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga được giải phóng, làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

- Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, thúc đẩy, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 5: So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần Vương chống Pháp theo yêu cầu được thể hiện trong bảng sau:

Nội dung so sánh

Phong trào Cần Vương

Phong trào yêu nước đầu TK.XX

Bối cảnh lịch sử

Triều đình Huế đã kí kết Hiệp ước 1884, thực sự đầu hàng thực dân Pháp. Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.

Ảnh hưởng những trào lưu tiến bộ thế giới. Thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất .

Mục tiêu đấu tranh

Trung quân ái quốc (nước gắn với vua), đánh Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Nước gắn liền  với dân, chống Pháp để cứu nước, cứu dân, thay đổi chế độ.

Hình thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang

Khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh chính trị, ngoại giao và cải cách

Lãnh đạo

Sĩ phu văn thân yêu nước còn mang ý thức hệ phong kiến: Sĩ phu (Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…), nông dân (Hoàng Hoa Thám).

Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), nông dân (Hoàng Hoa Thám), tư sản, tiểu tư sản.

Kết quả

Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

Đặt nền tảng cho tư tưởng dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Ý nghĩa

Chấm dứt con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến

Mở ra con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

 

Câu 6: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858?

*Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858 vì:

- Đà Nẵng là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

- Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại nằm trên đường thiên lý Bắc Nam.

- Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước làm hậu thuẫn. Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng.

- Hậu phương Đà Nẵng là đồng bằng Nam – Ngãi có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 7: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

*Điểm giống nhau cơ bản là:

- Đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân, muốn cứu nước, cứu dân.

- Cả hai xu hướng đều mang tính cách mạng, đều chủ trương chống đế quốc và phong kiến tay sai để giành độc độc lập và duy tân đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

*Điểm khác nhau căn bản là nhiệm vụ, hình thức đấu tranh và phương thức hoạt động

 

Phan Bội Châu

Phân Châu Trinh

Nhiệm vụ

Dựa vào Nhật và phong kiến chống Pháp

(chống đế quốc)

Dựa vào Pháp và dân chống triều đình phong kiến hủ bại

(chống phong kiến)

Hình thức

Bạo động

Cải cách

Phương thức

- Bí mật, bất hợp

- Thành lập Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông du (1905 – 1908), thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).

- Công khai, hợp pháp

- Từ năm 1906, mở cuộc vận động duy tân: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, mở trường dạy học theo lối mới, cải cách trang phục và lối sống…

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân.

Câu 2. Phân tích nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 3. Cách mạng công nghiệp là gì? Lập bảng thống kê  các loại máy móc được phát minh  và sử dụng trong sản xuất  từ thế kỷ XVIII ở Anh.

Câu 4. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Câu 5. SEAN được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Câu 6.  Nguyên nhân Liên Xô tan rã và sự ra đời của nước Nga.

Câu 7. Trình bày chiến sự Gia Định khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1859.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1.  Triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) với Pháp trong hoàn cảnh nào? Trình bày nét chính cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Nam Kì đánh dấu bước đầu kết hợp giữa hai nhiệm vụ: chống thực dân  xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.

Câu 2Cho bảng số liệu sau:

 

1921

1923

Ngũ cốc ( triệu tấn)

37,6

56,6

Gang ( triệu tấn)

0,1

0,3

Thép ( triệu tấn)

0,2

0,7

Vải sợi ( triệu mét)

105,0

691,0

Điện ( triệu kW/h)

0,55

1,1

 

a, Cho biết sự kiện đưa nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết có những chuyển biến trên?

b, Nêu nội dung cơ bản, ý nghĩa của sự kiện đó đối với nước Nga.

Câu 3Nhận xét về chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, SGK Lịch sử 11, NXB Giáo dục, trang 104 viết “ Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động”.

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 4Về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945):

a, Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

b, Viết một bài luận ngắn( khoảng 200 từ) bày tỏ ý kiến của mình về chiến tranh và hòa bình.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Tại sao văn hóa cổ đại phương Tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông. Ngày nay nhân loại còn kế thừa những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại?

Câu 2. Nhà nước Lý, Trần (thế kỉ XI - XIV) đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?

Câu 3. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là gì? Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc những năm cuối thế kỉ XIX?

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp tư sản Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Ý nghĩa của sự kiện đó?

Câu 5. Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục phong trào yêu nước ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX.

Câu 6. Lê – nin đóng vai trò như thế nào với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 7. Vì sao nói từ 1917 – 1945, “chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động”?

Câu 8. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giới cầm quyền Mĩ đã lựa chọn giải pháp nào? Vì sao?

Câu 9. Trình bày khái quát về phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á từ 1918 – 1939.

Câu 10.  Rút ra nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cách mạng công nghiệp là gì? Những tiền đề làm cho cách mạng công nghiệp ở Anh sớm hơn các nước khác?  Hãy hoàn thành sơ đồ về cách mạng công nghiệp (theo mẫu sau):

Câu 2: Bằng những kiến thức cơ bản chính sách “Kinh tế mới” năm 1921 của Lê-nin em hãy cho biết :

a. Hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu  của Chính sách kinh tế mới ở nước Nga xô viết năm 1921.

b. Nhận xét, đánh giá về nội dung, tác dụng, ý nghĩa của chính sách kinh tế mới và liên hệ với chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986.

Câu 3: Bối cảnh lịch sử, thành tựu và tác dụng của văn học, nghệ thuật thế giới  từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Trong thế kỷ XIX Việt Nam đã có những đóng góp gì cho văn hóa nhân loại.

Câu 4: Bằng những kiến thức về lịch sử thế giới cận đại em hãy:

a) Dựa vào các gợi ý hãy điền các thông tin thích hợp vào các ô trống trong bảng dưới đây:

Mâu thuẫn

Hệ Quả

Sự kiện dẫn chứng

Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa

 

 

Mâu thuẫn giữa các đế quốc

 

 

Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản  và tư sản

 

 

Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước đế quốc

 

 

 

b) Trình bày khái quát những sự kiện quan trọng đã xẩy ra trong 20 năm đầu của thế kỷ XX. Theo em sự kiện nào là quan trọng nhất ? vì sao?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 11 có đáp án năm 2021 Trường THPT An Nhơn I. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?