ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 NĂM 2020 - 2021
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyên nhân của chiến tranh
* Nguyên nhân sâu xa:
- Cuối thê kỉ 19 đầu 20, CNTB pt không đều về kinh tế, chính trị
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt -> Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra.
+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).
+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).
+ Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899-1902).
+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905).
- Quan hệ quốc tế nổi bật đầu thế kỉ XX
+ Vì thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất đẩy châu Âu vào tình thế căng thẳng à thành lập phe Liên minh (Đức-Áo-Hung-Ý)
+ Anh-Pháp-Nga thành lập phe Hiệp ước
+ Cả hai khối đế quốc đều ôm giấc mộng chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau, nhất là mâu thuẫn Anh >< Đức
→ Khối Liên minh >< Khối Hiệp ước → Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ CTTGLTN
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.
- Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh.
2. Diễn biến
* Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Ngày 3/8/1914, Đức dồn toàn lực lượng về mặt trận phía Tây, tràn qua Bỉ và đánh sâu vào Pháp → Pari bị uy hiếp
- Giữa lúc Đức tấn công Pháp, Nga tấn công vào Đông Thổ, buộc Đức phải rút quân về → Pháp được giải nguy.
- Năm 1915, liên quân Đức-Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt định đè bẹp Nga, vấp phải sự phản kháng của Nga hai bên giằng co quyết liệt trên 1 mặt trận dài 1200 km.
- Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đông để tấn công Pháp tại Véc-đông. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả => hai bên thiệt hại nặng nề.
* Nhận xét:
- Đức, Áo Hung tư thế chỉ động → phòng ngự trên cả hai mặt trận
- Hai bên bị thiệt hại nặng nề, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- ND lao động khốn cùng.
- Bọn trùm CN giàu lên nhanh chóng.
- Tính chất phi nghĩa
→ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, ptrào công nhân, phong trào phản chiến lên cao, tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
* Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
- Ngày 2-4-1917, Mỹ tuyên chiến với Đức.
- Tháng 7/1917, Mĩ đổ bộ vào châu Âu và chính thức tham gia vào cuộc chiến với vai trò là thủ lĩnh của phe Hiệp ước.
- Tháng 11/1917, CM tháng Mười Nga thành công. Nhà nước Xô Viết được thành lập và Nga chính thức rút khỏi chiến tranh.
- Đầu năm 1918, lợi dụng Mĩ chưa sang đến châu Âu, Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công qui mô trên mặt trận Pháp → Chính phủ Pháp phải bỏ Pari.
- Tháng 7/1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu,chớp thời cơ Anh,Pháp phản công.
- Pháp, Anh, Mĩ mở các đợt phản công quyết liệt trên các mặt trận.
- Tháng 9-1918, Đức liên tiếp thất bại trên khắp các mặt trận và buộc phải rút ra khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ.
- Cùng lúc đó đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp,buộc phải đầu hàng vô điều kiện: Bun-ga-ri (29/9),Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo-Hung (2/11)
- Ngày 11/11/1918,Đức đầu hàng.Chiến tranh kết thúc.
3. Tính chất
- Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền
- Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng
- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến
- Hậu quả:
+10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy… chi phí cho chiến tranh 85 tỉ đô la.
+ Phe Hiệp ước giành thắng lợi, bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại, Đức mất hết thuộc địa.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế giới.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc CTTG thứ nhất 1914-1918 như thế nào?
A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Tham chiến một cách có điều kiện.
D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
Câu 2. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng văn hóa.
Câu 3. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 4. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?
A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 5. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?
A. Thể chế quân chủ chuyên chế.
B. Thể chế Cộng hòa.
C. Thể chế quân chủ lập hiến.
D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin 7/1920.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920.
D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh
Câu 7. “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?
A. Cách mạng DTDC ND Trung Hoa
B. Cách mạng Tư sản Pháp.
C. Cách mạng Tháng Mười Nga.
D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.
Câu 8. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?
A. Phiden Catxtro.
B. Mao Trạch Đông.
C. Lenin.
D. Các Mác.
Câu 9. Ý nghĩa cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là
A. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.
B. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
D. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
Câu 10. Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì
A. các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước.
B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNXH trước thời hạn.
C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn.
D. phát xít Đức tấn công Liên Xô tháng 6/1941.
Câu 11. Tại sao để thực hiện xd CNXH nhân dân Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá ?
A. Công nghiệp hoá thành công sẽ làm cho Mĩ nể sợ.
B. Công nghiệp hoá sẽ trang bị cơ sở vật chất cho Liên Xô.
C. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô trở thành cương quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
D. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.
Câu 12. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai của Liên Xô đều hoàn thành vượt thời gian chứng tỏ điều gì ?
A. Đã phát huy hết khả năng, trí tuệ và tinh thần của người lao động trong công cuộc xây dựng CNXH.
B. Sự nóng vội đốt cháy giai đoạn của Liên Xô trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Liên Xô đã trở thành 1 cường quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
D. Liên Xô đã hoàn thành triệt để công nghiệp hoá đất nước.
Câu 13. Từ 1922 đến1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ
A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.
B. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. mâu thuẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.
D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô.
Câu 14. Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau:
"Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là (1) về mọi mặt và (2) của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công CNXH"
A. (1) sự bình đẳng, (2) quyền tự quyết.
B. (1) sự nhất trí ,(2) quyền dân tộc.
C. (1) sự hợp tác, (2) quyền độc lập.
D. (1) sự cộng tác, (2) quyền dân chủ.
Câu 15. Hội nghị nào kí kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi sau CTTG thứ nhất?
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị hòa bình Vecxai–Oasinhtơn.
C. Hội nghị hòa bình tại Vecxai.
D. Hội nghị hòa bình tại Oasinh tơn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
C. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 2. Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Câu 3. Trình bày hoàn cảnh ra đời của Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ?
Câu 4. Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ?
Câu 5. Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên ?
Câu 6. Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922- 1933 ? Những thành tựu đó chứng tỏ điều gì ?
Câu 7. Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới và Việt Nam ?
Câu 8. Trình bày nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Rút ra nhận xét về hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với các nước tư bản.
Câu 9. Vân dụng kiến thức về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ để giải thích biểu đồ tỉ lệ người thất nghiệp và biểu đồ thu nhập quốc dân ở nước này (SGK Lịch sử 11/71, 72) trong thập niên 20, 30 thế kỉ XX
Câu 10. Trong những năm 1933-1939, Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào? Đánh giá hậu quả của việc thực hiện những chính sách đó.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.