30 câu trắc nghiệm về Từ trường môn Vật Lý 11 Cơ bản – mức độ nhận biết có đáp án

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ TỪ TRƯỜNG CƠ BẢN – MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT

Bài 1: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt.

B. Niken và hợp chất của niken.

C. Cô ban và hợp chất của cô ban.

D. Nhôm và hợp chất của nhôm.

Bài 2: Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên.

B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.

C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.

D. Câu C và B đúng.

Bài 3: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?

A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam.

B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.

C. Mọi nam châm đều hút được sắt.

D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt.

Bài 4: Khi sử dụng kim nam châm để phát hiện sự có mặt của từ trường tại một điểm, nếu

A. kim nam châm chỉ hướng Đông – Tây thì tại điểm đó có từ trường.

B. kim nam châm chỉ hướng Đông – Nam thì tại điểm đó không có từ trường.

C. kim nam châm chỉ hướng Tây – Bắc thì tại điểm đó không có từ trường.

D. kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam thì tại điểm đó có từ trường.

Bài 5: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật?

A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.

B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.

C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.

D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau.

Bài 6: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác.

D. đều dao động.

Bài 7: Lực nào sau đây không phải lực từ?

A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.

B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam.

C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.

Bài 8: Các tương tác sau đây, tương tác nào không phải là tương tác từ:

A. tương tác giữa hai nam châm.

B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện.

C. tương tác giữa các điện tích đứng yên.

D. tương tác giữa nam châm và dòng điện.

Bài 9: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

A. Một dây dẫn thẳng, dài.

B. Một khung dây có dòng điện chạy qua.

C. Một nam châm thẳng.

D. Một kim nam châm.

Bài 10: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và

A. tác dụng lực hút lên các vật.

B. tác dụng lực điện lên điện tích.

C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.

D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.

Bài 11: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

Bài 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức từ?

A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.

B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.

C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.

D. Các đường sức từ là những đường cong kín.

Bài 13: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.

B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Bài 14: Điểm khác nhau cơ bản của đường sức điện tĩnh và đường sức từ là

A. đường sức điện luôn là đường thẳng, đường sức từ luôn là đường cong.

B. đường sức điện luôn được vẽ mau hơn đường sức từ.

C. đường sức điện luôn là những đường cong hở, đường sức từ là những đường cong kín.

D. đường sức điện luôn ngược chiều với đường sức từ.

Bài 15: Từ phổ là

A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

...

-----(Nội dung từ câu 16-30 và đáp án của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 câu trắc nghiệm về Từ trường môn Vật Lý 11 Cơ bản có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?