Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2020 đầy đủ và chi tiết

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2020

 

A. Lý Thuyết

1. Nêu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật

- Gồm các tiêu chuẩn về:

  • Khổ giấy
  • Tỉ lệ
  • Nét vẽ
  • Chữ viết
  • Ghi kích thước.

2. Các lọai hình biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật

- Hình chiếu vuông góc:

  • Phương pháp chiếu góc thứ nhất: Trên bản vẽ kĩ thuật có: 
  • Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A
  • Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A
  • - Phương pháp chiếu góc thứ ba: Trên bản vẽ kĩ thuật có: 
  • Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A
  • Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A

- Mặt cắt- Hình cắt:

  • Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt
  • Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt
  • Các loại mặt cắt: Mặt cắt chập, mặt cắt rời
  • Các loại hình cắt: Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ

- Hình chiếu trục đo:

  • Khái niệm và các thông số cơ bản: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn không gian ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
  • Hình chiếu trục đo vuông góc đều
  • Hình chiếu trục đo xiên góc cân
  • - Hình chiếu phối cảnh:( HCPC)
  • Khái niệm: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
  • Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ
  • Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ

3. Bản vẽ kĩ thuật

- Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật

- Quá trình thiết kế: Thiết kế là quá trình  hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

- Bản vẽ kĩ thuật: Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất.

- Bản vẽ cơ khí:

  • Bản vẽ chi tiết
  • Cách lập bản vẽ chi tiết
  • Bản vẽ lắp.

- Bản vẽ xây dựng:

  • Khái niệm: Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
  • Các hình biểu diễn của ngôi nhà.
  • Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính:
  • Hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính.
  • Phần mềm AutoCAD

4. Công nghệ chế tạo phôi

a. Bản chất

Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại,…

b. Ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

- Ưu điểm:

+ Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.

+ Đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp.

+ Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất rất cao.

- Nhược điểm: Tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy lòng khuôn, vật đúc bị nứt…

- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn

5. Công nghệ cắt gọt kim loại

- Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt (dao cắt, máy cắt…) để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

- Gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí và có ý nghĩa rất quan trọng vì tạo ra các chi tiết có độ chính xác và độ bóng bề mặt cao.

- Nguyên lý cắt:

+ Hình thành phôi.

+ Chuyển động cắt.

B. Bài tập

Câu 1: Các đặc điểm cơ bản của từng loại hình biểu diễn dùng trong bản vẽ nhà là gì?

Trả lời:

- Mặt bằng: Hình biểu diễn quan trọng nhất của ngôi nhà, được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang di qua cửa sổ, có tác dụng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi,…Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng có một bản vẽ mặt bằng riêng.

- Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà. Có thể là mặt chính hoặc mặt bên.

- Hình cắt: Tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà. Dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi,…

Câu 2: Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo.

Trả lời:

Cách xây dựng hình chiếu trục đo như sau:

- Một vật thể được gắn với hệ tọa độ vuông góc OXYZ với các trục tọa độ đặt theo ba chiều (dài, rộng, cao của vật thể).

- Chiếu vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu (P’) theo một phương chiếu l (không song song với P’, không song song với các trục tọa độ)

- Trên mặt phẳng P’ nhận được hình chiếu trục của vật thể và hệ tọa độ O’X’Y’Z’.

Câu 3: Tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.

Trả lời:

Vì hệ số biến dạng p = r = 1. Mà p và r lần lượt là hệ số biến dạng trên trục O’X’ và O’Z’ nên các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.

Câu 4: Vẽ các hình chiếu (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh) của vật thể sau theo phương pháp chiếu góc thứ nhất:

Trả lời:

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2020 đầy đủ và chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?