Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường THPT Ba Đình

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH

 

Phần I: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1. Nguyên nhân của chiến tranh

Nguyên nhân sâu xa:  

- Cuối thê kỉ 19 đầu 20, CNTB pt không đều về kinh tế, chính trị

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt -> Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra.

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).

 + Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899-1902).

 + Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905).

- Quan hệ quốc tế nổi bật đầu thế kỉ XX

+ Vì thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất đẩy châu Âu vào tình thế căng thẳng  à thành lập phe Liên minh (Đức-Áo-Hung-Ý)

+ Anh-Pháp-Nga thành lập phe Hiệp ước

+ Cả hai khối đế quốc đều ôm giấc mộng chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau, nhất là mâu thuẫn Anh >< Đức

→ Khối Liên minh >< Khối Hiệp ước → Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ CTTGLTN

Nguyên nhân trực tiếp:

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

- Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh.

2. Diễn biến

Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

- Ngày 3/8/1914, Đức dồn toàn lực lượng về mặt trận phía Tây, tràn qua Bỉ và đánh sâu vào Pháp → Pari bị uy hiếp

- Giữa lúc Đức tấn công Pháp, Nga tấn công vào Đông Thổ, buộc Đức phải rút quân về → Pháp được giải nguy.

- Năm 1915, liên quân Đức-Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt định đè bẹp Nga, vấp phải sự phản kháng của Nga hai bên giằng co quyết liệt trên 1 mặt trận dài 1200 km.

- Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đông để tấn công Pháp tại Véc-đông. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả → hai bên thiệt hại nặng nề.

****Nhận xét:

- Đức, Áo Hung tư thế chỉ động -> phòng ngự trên cả hai mặt trận

- Hai bên bị thiệt hại nặng nề, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- ND lao động khốn cùng.

- Bọn trùm CN giàu lên nhanh chóng.

- Tính chất phi nghĩa

→ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, ptrào công nhân, phong trào phản chiến lên cao, tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.

Giai đoạn thứ hai (1917-1918)

- 2-4-1917, Mỹ tuyên chiến với Đức.

- 7/1917, Mĩ đổ bộ vào châu Âu và chính thức tham gia vào cuộc chiến với vai trò là thủ lĩnh của phe Hiệp ước.

- 11/1917, CM tháng Mười Nga thành công. Nhà nước Xô Viết được thành lập và Nga chính thức rút khỏi chiến tranh.

- Đầu năm 1918, lợi dụng Mĩ chưa sang đến châu Âu, Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công qui mô trên mặt trận Pháp → Chính phủ Pháp phải bỏ Pari.

- 7/1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu,chớp thời cơ Anh,Pháp phản công.

- Pháp, Anh, Mĩ mở các đợt phản công quyết liệt trên các mặt trận.

- 9-1918, Đức liên tiếp thất bại trên khắp các mặt trận và buộc phải rút ra khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ.

- Cùng lúc đó đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp,buộc phải đầu hàng vô điều kiện: Bun-ga-ri (29/9),Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo-Hung (2/11)

- 11/11/1918,Đức đầu hàng.Chiến tranh kết thúc.

3. Tính chất

- Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền 

- Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng 

- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến 

- Hậu quả:

+10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy… chi phí cho chiến tranh 85 tỉ đô la.

+ Phe Hiệp ước giành thắng lợi, bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại, Đức mất hết thuộc địa.

+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế giới.

Phần 2: Cách mạng tháng Mười Nga

1. Tình hình nước Nga trước CMT10 Nga:

Về chính trị:

+ Đầu thế kỷ XX (sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga).

+ Không những chế độ chính trị lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.

Về kinh tế:

+  Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp.

+ Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.

Về xã hội:

+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

àMâu thuẫn giữa mọi tầng lớp nhân dân với chính phủ Nga hoàng càng trở nên gay gắt

àNước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng

2. Cách mạng Tháng Mười Nga:

Hoàn cảnh: sau cách mạng tháng Hai cục diện hai chính quyền song song tồn tại với mục tiêu đường lối chính trị khác nhau: Chính phủ lâm thời (tư sản); Chính phủ Xô Viết (vô sản)

→ Cục diện chính trị này không  thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại.

Diễn biến:

+ Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.

+ Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40’ đêm 25  - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.)

Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

+ Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.

Ý nghĩa lịch sử:

   Đối với nước Nga:

+ CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga

+ Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức,bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

   Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa).

+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 Trường THPT Ba Đình. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?